Tháng 1 năm ngoái, khi lục lọi nhà kho trước khi chuyển nhà, tôi tình cờ thấy một hộp giày cũ. Tôi mở hộp ra và thấy một số cuốn nhật ký hồi nhỏ của mình. Trong đó có một cuốn vở ghi hai chữ “Sổ thơ” bằng bút chì ở mặt trước. Cuốn vở mỏng: chỉ có năm tờ giấy thô khổ A5 được gấp đôi và đóng bằng ghim bấm. Dưới tiêu đề tôi có viết thêm hai dòng chữ ngoằn ngoèo kiểu bậc thang, một dòng gồm sáu bậc kéo lên bên trái, dòng còn lại gồm bảy bậc kéo xuống bên phải. Đó có phải là một kiểu minh họa bìa sách không? Hay chỉ là một bức vẽ nguệch ngoạc? Thời gian là năm 1979 và tên tôi được viết ở mặt sau của cuốn vở, với tổng cộng tám bài thơ được ghi trên các trang bên trong bằng cùng một nét bút chì gọn gàng như trên bìa trước và bìa sau. Tám ngày tháng khác nhau được đánh dấu ở cuối mỗi trang theo thứ tự thời gian. Những dòng chữ do tôi khi đó tám tuổi viết ra khá ngây thơ và không trau chuốt, nhưng có một bài thơ ghi tháng 4 đã thu hút sự chú ý của tôi. Bài thơ mở đầu bằng khổ thơ sau:
Tình yêu ở đâu? Nó ở trong lồng ngực đập thình thịch của tôi. Tình yêu là gì? Nó là sợi chỉ vàng kết nối giữa những trái tim chúng ta.
Trong chớp mắt, tôi quay ngược về bốn mươi năm trước, khi những ký ức về cái buổi chiều đóng cuốn vở nhỏ ùa về. Chiếc bút chì ngắn cụt của tôi với phần nối dài bằng nắp bút bi, cục tẩy, chiếc máy bấm ghim to bằng thép mà tôi lén lấy từ phòng của bố ra. Tôi nhớ lại sau khi biết cả nhà sẽ chuyển đến Seoul, tôi đã có ý muốn gom những bài thơ mình đã viết nguệch ngoạc trên những mẩu giấy, hoặc bên lề những cuốn sổ tay và sách bài tập, hoặc giữa các đoạn nhật ký, lại thành một tập duy nhất. Tôi cũng nhớ lại cảm giác khó hiểu khi đó là không muốn cho bất kỳ ai xem “Sổ thơ” của mình sau khi hoàn thành.
Trước khi đặt lại các tập nhật ký và cuốn vở như lúc tôi tìm thấy và đóng nắp hộp giày lại, tôi đã lấy điện thoại chụp một bức ảnh bài thơ đó. Tôi làm điều này vì cảm thấy có sự liên tục giữa một số từ tôi đã viết khi đó và con người tôi hiện tại. Bên trong lồng ngực tôi, trong trái tim đang đập của tôi. Giữa những trái tim chúng ta. Sợi chỉ vàng nối lại – một sợi chỉ tỏa ra ánh sáng. * Mười bốn năm sau, với việc xuất bản bài thơ đầu tiên và sau đó là truyện ngắn đầu tiên của tôi vào năm sau, tôi đã trở thành một Nhà Văn. Thêm năm năm nữa, tôi sẽ xuất bản cuốn truyện dài đầu tiên của mình mà tôi đã viết trong khoảng ba năm. Tôi đã và vẫn bị hấp dẫn bởi quá trình viết thơ và truyện ngắn, nhưng viết tiểu thuyết có sức hút đặc biệt đối với tôi. Những cuốn sách đã lấy mất của tôi từ một đến bảy năm để hoàn thành, tôi đã phải đánh đổi một phần đáng kể cuộc sống cá nhân để viết chúng. Đấy là điều lôi cuốn tôi đến tác phẩm. Là cách tôi có thể đào sâu và suy ngẫm về những câu hỏi mà tôi cảm thấy có tính mệnh lệnh và cấp bách, đến mức tôi quyết định chấp nhận sự đánh đổi.
Mỗi lần viết một cuốn tiểu thuyết, tôi chịu đựng những câu hỏi, tôi sống trong chúng. Khi tôi đi đến hồi kết của những câu hỏi này – không giống như khi tôi tìm ra câu trả lời cho chúng – là lúc tôi đi đến hồi kết của quá trình viết. Đến lúc đó, tôi không còn là chính mình khi mới bắt đầu nữa, và từ trạng thái thay đổi đó, tôi lại bắt đầu lại. Những câu hỏi tiếp theo cứ thế nối tiếp nhau, như những mắt xích trong một chuỗi, hoặc như những quân cờ domino, chồng chéo lên nhau, nối lại và tiếp tục, và tôi bị thúc đẩy để viết một cái gì đó mới.
Khi viết cuốn tiểu thuyết thứ ba của mình, “Người ăn chay” (bản tiếng Việt do Hoàng Hải Vân dịch – ND) từ năm 2003 đến năm 2005, tôi đã trăn trở với một số câu hỏi đau đớn: Liệu một người có bao giờ hoàn toàn vô tội không? Chúng ta có thể từ chối bạo lực đến mức nào? Điều gì sẽ xảy ra với kẻ từ chối thuộc về loài người?
Chọn không ăn thịt để từ chối bạo lực, và cuối cùng từ chối mọi thức ăn và đồ uống ngoại trừ nước với niềm tin rằng cô đã biến thành một loài thực vật, Yeong-hye, nhân vật chính của “Người ăn chay”, thấy mình trong tình huống trớ trêu là nhanh chóng tiến đến cái chết trong nỗ lực cứu lấy bản thân. Yeong-hye và chị gái In-hye, những người thực chất là đồng nhân vật chính, hét lên không thành tiếng trong những cơn ác mộng và sự tan vỡ tàn khốc, nhưng cuối cùng lại ở bên nhau. Tôi dựng cảnh cuối cùng trong một chiếc xe cấp cứu, vì tôi hy vọng Yeong-hye sẽ vẫn sống trong thế giới của câu truyện này. Chiếc xe lao xuống con đường núi bên dưới những chiếc lá xanh rực rỡ trong khi người chị gái cảnh giác nhìn chằm chằm ra ngoài cửa sổ. Có lẽ đang chờ đợi một phản hồi, hoặc có lẽ là phản đối. Toàn bộ cuốn tiểu thuyết nằm trong trạng thái nghi vấn. Nhìn chằm chằm và thách thức. Chờ đợi một phản hồi.
Sau Người ăn chay, cuốn tiểu thuyết “Gió đã nổi, đi thôi” (bản tiếng Anh dịch là “Mực và Máu” – ND) tiếp tục những câu hỏi này. Từ chối cuộc sống và thế giới để từ chối bạo lực là điều không thể. Rốt cuộc, chúng ta không thể biến thành thực vật. Vậy thì làm sao chúng ta có thể tiếp tục? Trong cuốn tiểu thuyết bí ẩn này, các câu chữ kiểu La Mã và kiểu in nghiêng chen chúc và va chạm nhau, khi nhân vật chính, người đã vật lộn lâu dài với cái bóng của tử thần, liều mạng để chứng minh rằng cái chết đột ngột của bạn mình không thể là do tự tử. Khi tôi viết cảnh kết thúc, khi tôi mô tả cảnh cô ấy lê mình trên sàn để bò ra khỏi cái chết và sự hủy diệt, tôi tự hỏi mình những câu hỏi này: Chẳng phải rốt cuộc chúng ta phải sống sót sao? Chẳng phải chúng ta phải lấy sinh mạng của mình làm chứng cho sự thật sao?
Với cuốn tiểu thuyết thứ năm, “Bài học tiếng Hy Lạp”, tôi đã tiến xa hơn nữa. Nếu chúng ta phải sống trên thế giới này, những khoảnh khắc nào khiến điều đó trở nên khả thi? Một người phụ nữ mất khả năng nói và một người đàn ông mất khả năng nhìn đang bước đi trong sự tĩnh lặng và bóng tối khi con đường đơn độc của họ giao nhau. Tôi muốn chú ý đến những khoảnh khắc xúc giác trong câu chuyện này. Cuốn tiểu thuyết tiến triển theo tốc độ chậm rãi của riêng nó qua sự tĩnh lặng và bóng tối cho đến khi bàn tay của người phụ nữ vươn ra và viết một vài từ vào lòng bàn tay của người đàn ông. Trong khoảnh khắc sáng ngời kéo dài thành vĩnh hằng đó, hai nhân vật này bộc lộ những phần mềm mại dịu dàng hơn của chính họ. Câu hỏi tôi muốn hỏi ở đây là: Bằng cách nhìn sâu vào phần mềm mại dịu dàng nhất của con người, bằng cách vuốt ve hơi ấm không thể phủ nhận ở đó, liệu chúng ta có thể tiếp tục sống trong thế giới phù du và bạo lực này không?
Khi đã đi đến cuối câu hỏi này, tôi bắt đầu nghĩ về cuốn sách tiếp theo của mình. Lúc đó là vào mùa xuân năm 2012, không lâu sau khi “Bài học tiếng Hy Lạp” được xuất bản. Tôi tự nhủ rằng mình sẽ viết một cuốn tiểu thuyết tiến thêm một bước nữa đến với ánh sáng và sự ấm áp. Tôi sẽ truyền tải tác phẩm bao trùm cả cuộc sống và thế giới này bằng những cảm giác tươi sáng, trong suốt. Tôi sớm tìm được một đầu đề và đã viết được hai mươi trang bản thảo đầu tiên, khi tôi buộc phải dừng lại. Tôi nhận ra rằng có điều gì đó bên trong đang ngăn cản tôi viết cuốn tiểu thuyết này. * Cho đến khi đó, tôi chưa từng nghĩ đến việc viết về Gwangju.
Tôi mới chín tuổi khi gia đình tôi rời Gwangju vào tháng 1 năm 1980, khoảng bốn tháng trước khi vụ thảm sát bắt đầu. Khi tôi tình cờ nhìn thấy gáy sách ngược của “Sách ảnh Gwangju” trên giá sách vài năm sau đó và mở xem qua nhân lúc không có người lớn nào xung quanh, tôi đã mười hai tuổi. Cuốn sách này in những bức ảnh về cư dân và sinh viên Gwangju bị giết bằng dùi cui, lưỡi lê và súng trong khi chống lại các thế lực quân sự mới đã dàn dựng cuộc đảo chính. Được xuất bản và phân phối bí mật bởi những người sống sót và gia đình của những người đã chết, cuốn sách đã chứng minh sự thật vào thời điểm sự thật bị bóp méo vì các phương tiện truyền thông đại chúng bị trấn áp khắc nghiệt. Khi còn nhỏ, tôi đã không nắm bắt được ý nghĩa chính trị của những hình ảnh đó, và những khuôn mặt bị tàn phá đã khắc sâu trong tâm trí tôi như một câu hỏi cơ bản về con người: Đây có phải là hành động của một con người đối với một người khác không? Và sau đó, khi nhìn thấy một bức ảnh về hàng người dài vô tận đang chờ hiến máu bên ngoài một bệnh viện đại học: Đây có phải là hành động của một con người đối với một người khác không? Hai câu hỏi này xung đột và có vẻ không thể hòa giải, sự không tương thích của chúng là một nút thắt mà tôi không thể gỡ ra.
Vì vậy, vào một ngày xuân năm 2012, khi tôi thử sức viết một cuốn tiểu thuyết rạng rỡ, khẳng định cuộc sống, một lần nữa tôi phải đối mặt với vấn đề chưa được giải quyết này. Từ lâu tôi đã mất niềm tin gốc rễ vào con người. Vậy thì làm sao tôi có thể chấp nhận thế giới này? Tôi nhận ra rằng nếu muốn tiến về phía trước, tôi phải đối mặt với vấn đề hóc búa đó. Tôi hiểu rằng viết là cách duy nhất để tôi băng qua và vượt qua nó.
Tôi đã dành phần lớn thời gian trong năm đó để phác thảo cuốn tiểu thuyết của mình, hình dung tháng 5 năm 1980 ở Gwangju sẽ là một lớp của cuốn sách. Vào tháng 12, tôi đã đến thăm nghĩa trang ở Mangwol-dong. Lúc đó đã quá trưa và một trận tuyết rơi dày vừa mới rơi vào ngày hôm trước. Sau đó, khi trời tối dần, tôi bước ra khỏi nghĩa trang lạnh giá với bàn tay đặt trên ngực, gần trái tim mình. Tôi tự nhủ rằng cuốn tiểu thuyết tiếp theo này sẽ tập trung vào Gwangju, thay vì chỉ xếp nó vào một lớp duy nhất. Tôi đã tìm được một cuốn sách chứa hơn 900 lời chứng thực, và trong suốt một tháng tôi đã dành ra chín giờ mỗi ngày để đọc từng câu chuyện được ghi lại trong sách. Sau đó, tôi đọc thêm không chỉ về Gwangju mà còn về các trường hợp bạo lực nhà nước khác. Rồi nhìn xa hơn và ngược về quá khứ, tôi đọc về các vụ giết người hàng loạt mà con người đã nhiều lần gây ra trên khắp thế giới và trong suốt lịch sử.
Trong suốt thời gian tìm kiếm tài liệu cho cuốn tiểu thuyết này, có hai câu hỏi thường trực trong đầu tôi. Đó là hai câu tôi đã ghi lên trang đầu mỗi cuốn nhật ký mới khi ở độ tuổi hai mươi:
Hiện tại có thể giúp ích cho quá khứ không? Người sống có thể cứu người chết không?
Càng đọc tôi càng thấy rõ những câu hỏi đó không thể có câu trả lời. Qua cuộc chạm trán dai dẳng này với những khía cạnh ảm đạm nhất của loài người, tôi cảm thấy những tàn dư của niềm tin lâu đời của mình vào nhân loại đã tan vỡ hoàn toàn. Tôi gần như từ bỏ cuốn tiểu thuyết. Sau đó, tôi đọc được những đoạn nhật ký của một giáo viên trẻ tuổi dạy trường đêm. Là một thanh niên nhút nhát, ít nói, Park Yong-jun đã tham gia vào ‘cộng đồng tuyệt đối’ của những công dân tự quản hình thành ở Gwangju trong cuộc nổi dậy kéo dài mười ngày vào tháng 5 năm 1980. Anh đã bị bắn chết tại tòa nhà YWCA (tên một tổ chức giúp đỡ phụ nữ trẻ theo đạo Thiên Chúa – ND) gần trụ sở chính quyền tỉnh, nơi anh đã chọn ở lại, mặc dù biết rằng quân lính sẽ quay trở lại vào sáng sớm. Vào đêm cuối cùng đó, anh đã viết vào nhật ký: “Tại sao, Chúa ơi, con phải có một lương tâm cắn rứt và đau đớn đến vậy? Con muốn sống.”
Đọc những câu này, tôi như được ánh chớp soi rọi, biết rõ cuốn tiểu thuyết phải đi theo hướng nào. Và biết rằng hai câu hỏi ở trên phải đảo ngược lại.
Quá khứ có thể giúp ích cho hiện tại không? Người chết có thể cứu người sống không?
Về sau, khi tôi viết những cái sẽ trở thành tiểu thuyết “Bản chất của người” vào những lúc nhất định tôi cảm thấy quá khứ thực sự đang giúp ích cho hiện tại, và người chết đang cứu người sống. Thỉnh thoảng tôi lại đến thăm nghĩa trang, và chẳng hiểu sao những lúc đó thời tiết luôn quang đãng. Tôi nhắm mắt lại, và những tia nắng màu cam của mặt trời sẽ tràn ngập mí mắt tôi. Tôi cảm thấy nó như ánh sáng của chính cuộc sống. Tôi cảm thấy ánh sáng và không khí bao trùm tôi trong sự ấm áp khó tả.
Những câu hỏi vẫn còn mãi trong tôi sau khi tôi nhìn thấy cuốn sách ảnh đó là: Làm sao con người có thể hung dữ đến thế? Và đồng thời – làm sao họ có thể đối chọi lại được bạo lực khủng khiếp như vậy? Việc thuộc về loài người có nghĩa là gì? Để tìm ra con đường bất khả băng qua khoảng trống giữa sự tàn bạo và phẩm giá con người, tôi cần sự trợ giúp của người chết. Giống như trong cuốn tiểu thuyết Bản chất của người, đứa trẻ Dong-ho kéo tay mẹ mình đi về phía mặt trời.
Tất nhiên, tôi chẳng thể thay đổi được những gì đã xảy ra cho người chết, cho gia đình họ, hoặc cho những người sống sót. Tất cả những gì tôi có thể làm là đem cho họ những cảm giác, cảm xúc và sự sống đang phập phồng trong chính cơ thể tôi. Muốn thắp lên một ngọn nến ở đầu và cuối cuốn tiểu thuyết, tôi đã đặt bối cảnh mở đầu trong phòng tập thể dục của thành phố, nơi đặt thi thể của những người chết để làm tang lễ. Ở đó, chúng ta chứng kiến cậu bé Dong-ho mười lăm tuổi trải những tấm vải trắng lên các thi thể và thắp nến. Nhìn chằm chằm vào trái tim màu xanh nhạt của mỗi ngọn lửa.
Đầu đề tiếng Hàn của tiểu thuyết này là Sonyeon-i onda. Chữ ‘onda’ ở cuối là thì hiện tại của động từ ‘oda’, đến. Tên sách nghĩa là “Cậu bé đang đến”. Lúc soyeon, cậu bé, được gọi ở ngôi thứ hai là cậu, dù thân hay sơ, là lúc cậu thức dậy trong ánh sáng mờ mờ và bước về phía hiện tại. Những bước chân của cậu bé là những bước chân của một linh hồn. Cậu bé ngày càng tiến đến gần hơn và trở thành bây giờ. Khi thời gian và địa điểm trong đó sự tàn ác và phẩm giá của con người bị đẩy đến cực điểm cùng tồn tại song song được gọi tên là Gwangju, thì cái tên đó không còn là danh từ riêng chỉ một thành phố nữa mà thay vào đó trở thành danh từ chung, như tôi đã học được khi viết cuốn sách này. Nó đến với chúng ta – hết lần này đến lần khác qua thời gian và không gian, và luôn ở thì hiện tại. Ngay cả bây giờ.
Khi cuốn sách cuối cùng được hoàn thành và xuất bản vào mùa xuân năm 2014, tôi đã rất ngạc nhiên trước nỗi đau mà độc giả thú nhận rằng họ cảm thấy khi đọc nó. Tôi đã phải dành thời gian để suy nghĩ về cách mà nỗi đau mà tôi cảm thấy trong suốt quá trình viết và nỗi đau mà độc giả đã bày tỏ với tôi có liên quan như thế nào. Điều gì ẩn sau nỗi đau đó? Có phải chúng ta muốn đặt niềm tin vào nhân loại, và khi niềm tin đó bị lung lay, chúng ta cảm thấy như thể chính bản thân mình đang bị hủy hoại? Có phải chúng ta muốn yêu nhân loại, và đây là nỗi đau mà chúng ta cảm thấy khi tình yêu đó tan vỡ? Tình yêu có sinh ra nỗi đau không, và nỗi đau có phải là bằng chứng của tình yêu không?
Cùng năm đó vào tháng 6, tôi đã có một giấc mơ. Một giấc mơ mà trong đó tôi đang đi bộ qua một cánh đồng rộng lớn khi tuyết rơi thưa thớt. Hàng ngàn, hàng ngàn gốc cây đen nằm rải rác trên đồng, và đằng sau mỗi gốc cây là một gò mả. Có lúc, tôi đang bước xuống nước, và khi nhìn lại, tôi thấy đại dương đang ập vào từ phía rìa cánh đồng, mà tôi đã nhầm là đường chân trời. Tại sao lại có những ngôi mộ ở một nơi như thế này? Tôi tự hỏi. Có phải tất cả xương ở những ngôi mộ thấp hơn sát biển đều đã bị cuốn trôi? Tôi có nên ít ra cũng di dời những bộ xương ở những ngôi mộ cao hơn, ngay bây giờ, trước khi quá muộn? Nhưng làm sao đây? Tôi thậm chí còn không có một cái xẻng. Nước đã ngập đến mắt cá chân của tôi. Tôi tỉnh dậy, và khi nhìn ra ngoài cửa sổ vẫn còn tối, tôi trực giác rằng giấc mơ này đang nói với tôi điều gì đó quan trọng. Sau khi viết giấc mơ ra, tôi nhớ mình đã nghĩ rằng đây có thể là khởi đầu cho cuốn tiểu thuyết tiếp theo của mình.
Tuy nhiên, tôi không có ý tưởng rõ ràng nó sẽ dẫn mình tới đâu, và thấy mình khi thì viết ra khi thì loại bỏ phần đầu một số câu truyện tôi tưởng tượng ra từ giấc mơ đó. Cuối cùng, vào tháng 12 năm 2017, tôi đã thuê một căn phòng trên đảo Jeju và dành hai năm tiếp theo để chia thời gian đi về giữa Jeju và Seoul. Đi bộ trong rừng, dọc bờ biển và trên những con đường làng, cảm nhận thời tiết khắc nghiệt của Jeju ở mọi khoảnh khắc – gió và ánh sáng, tuyết và mưa – tôi cảm thấy phác thảo của cuốn tiểu thuyết trở nên rõ nét. Cũng giống như khi viết “Bản chất của người”, tôi đọc lời khai của những người sống sót sau vụ thảm sát, nghiền ngẫm tài liệu, và sau đó, theo cách kiềm chế nhất có thể mà không rời mắt khỏi những chi tiết tàn khốc mà tôi cảm thấy gần như không thể diễn tả thành lời, tôi đã viết nên tác phẩm “Chúng tôi không từ biệt”. Cuốn sách được xuất bản gần bảy năm sau khi tôi mơ thấy những gốc cây đen, biển cả dữ dội đó.
Trong cuốn sổ tay tôi giữ khi viết cuốn sách, tôi đã viết những ghi chú sau:
Cuộc sống tìm kiếm sự sống. Cuộc sống ấm áp. Chết là trở nên lạnh lẽo. Để tuyết đọng trên mặt thay vì tan chảy. Giết là làm lạnh. Con người trong lịch sử và con người trong vũ trụ.
Gió và dòng hải lưu. Dòng chảy tuần hoàn của nước và không khí kết nối toàn bộ thế giới. Chúng ta được kết nối. Tôi cầu nguyện rằng chúng ta được kết nối.
Cuốn tiểu thuyết gồm ba phần. Nếu phần đầu là hành trình chiều ngang theo chân người kể chuyện, Kyungha, từ Seoul đến nhà của người bạn Inseon ở vùng cao Jeju qua lớp tuyết dày hướng đến chú chim cưng mà cô được giao nhiệm vụ cứu, thì phần thứ hai theo một con đường thẳng đứng dẫn Kyungha và Inseon xuống một trong những đêm đen tối nhất của nhân loại – đến mùa đông năm 1948 khi thường dân trên đảo Jeju bị tàn sát – và xuống tận đáy đại dương. Trong phần thứ ba và cũng là phần cuối cùng, hai người thắp một ngọn nến dưới đáy biển.
Mặc dù cuốn tiểu thuyết được hai người bạn kéo về phía trước, ngay khi họ thay phiên nhau cầm nến, nhân vật chính thực sự của nó và người có liên quan đến cả Kyungha và Inseon là mẹ của Inseon, bà Jeongsim. Bà là người đã sống sót sau vụ thảm sát ở Jeju, đã chiến đấu để lấy lại dù chỉ một mảnh xương của người thân yêu để có thể làm một đám tang tử tế. Bà là người từ chối ngừng than khóc. Bà là người chịu đựng nỗi đau và chống lại sự lãng quên. Người không nói lời tạm biệt. Khi chăm sóc cuộc sống của bà, vốn đã sôi sục trong nỗi đau và tình yêu với mật độ và sức nóng ngang nhau, tôi nghĩ những câu hỏi mà tôi đang tự hỏi là: Chúng ta có thể yêu đến mức nào? Giới hạn của chúng ta ở đâu? Chúng ta phải yêu đến mức nào để rốt cuộc vẫn là con người? * Ba năm sau khi công bố bản tiếng Hàn của “Chúng tôi không từ biệt”, tôi vẫn chưa hoàn thành cuốn tiểu thuyết tiếp theo của mình. Và cuốn sách mà tôi hình dung sẽ theo sau cuốn tiếp theo đã chờ đợi tôi trong một thời gian dài. Đó là một cuốn tiểu thuyết thực sự có kết nối với cuốn “Trắng” là cuốn sách mà tôi đã viết với mong muốn được dành cuộc đời mình, trong một thời gian ngắn, cho người chị gái đã rời bỏ thế giới chỉ hai giờ sau khi chào đời, và cũng để nhìn sâu vào những phần trong con người chúng ta không thể nào bị phá hủy bất kể điều gì xảy ra. Như thường lệ, không thể dự đoán khi nào thì mọi sự sẽ hoàn thành, nhưng tôi sẽ vẫn tiếp tục viết, dù chậm đến đâu. Tôi sẽ để lại phía sau những cuốn sách đã viết và tiếp tục đi tới. Cho đến khi rẽ vào một khúc quanh và thấy rằng chúng không còn nằm trong tầm mắt của tôi nữa. Đi thật xa mà cuộc sống của tôi cho phép.
Khi tôi rời xa chúng, những cuốn sách của tôi sẽ tiếp tục cuộc sống của chúng độc lập với tôi và đi theo số phận của riêng chúng. Cũng như hai chị em đó, luôn mãi bên nhau ở trong chiếc xe cứu thương khi ngọn lửa xanh bùng cháy bên ngoài kính chắn gió. Cũng như người phụ nữ, sắp lấy lại được giọng nói của mình, lấy ngón tay viết vào lòng bàn tay người đàn ông trong sự tĩnh lặng, trong bóng tối. Cũng như chị gái tôi đã qua đời chỉ sau hai giờ ra đời, và người mẹ còn trẻ của tôi đã cầu xin đứa con của mình, “Đừng chết, xin đừng chết”, cho đến tận cùng. Những linh hồn đó sẽ đi xa đến đâu – những linh hồn đã tụ lại trong sắc cam đậm màu sau mí mắt khép chặt của tôi, bao bọc tôi trong một thứ ánh sáng ấm áp khôn tả? Những ngọn nến đó sẽ đi xa đến đâu – những ngọn nến được thắp lên tại nơi mỗi vụ giết người diễn ra, ở trong những thời gian và không gian bị bạo lực khôn lường tàn phá, những ngọn nến trong tay những người thề sẽ không bao giờ nói lời từ biệt? Liệu chúng có truyền từ ngọn bấc này sang ngọn bấc khác, từ trái tim này sang trái tim khác, trên một sợi chỉ vàng không? * Trong tập vở nhỏ mà tôi tìm thấy trong hộp giày cũ hồi tháng 1 năm ngoái, bản thân tôi trong quá khứ, khi viết vào tháng 4 năm 1979, đã tự hỏi:
Tình yêu ở đâu? Tình yêu là gì?
Trong khi đó, cho đến mùa thu năm 2021, khi Chúng tôi không giã từ được xuất bản, tôi đã coi hai vấn đề này là cốt lõi của mình:
Tại sao thế giới lại bạo lực và đau đớn đến vậy? Nhưng làm sao thế giới có thể đẹp đến thế?
Trong một thời gian dài, tôi tin rằng sự căng thẳng và đấu tranh nội tâm giữa hai câu này là động lực thúc đẩy tôi viết. Từ tiểu thuyết đầu tiên đến tiểu thuyết gần đây nhất, những câu hỏi mà tôi luôn ghi nhớ vẫn liên tục thay đổi và mở ra, nhưng đây là hai câu hỏi duy nhất không đổi. Nhưng hai hoặc ba năm trước, tôi bắt đầu nghi ngờ. Liệu tôi thực sự chỉ bắt đầu tự hỏi về tình yêu – về nỗi đau gắn kết chúng ta – sau khi Bản chất của người được xuất bản tại Hàn Quốc vào mùa xuân năm 2014? Từ tiểu thuyết đầu tiên đến tiểu thuyết mới nhất, chẳng phải tầng sâu nhất trong những câu hỏi của tôi luôn hướng đến tình yêu sao? Có phải tình yêu thực sự là ẩn ý lâu đời và cơ bản nhất trong cuộc đời tôi không?
Tình yêu nằm ở một nơi riêng tư được gọi là ‘trái tim tôi’, đứa trẻ đã viết vào tháng 4 năm 1979. (Nó nằm bên trong lồng ngực đập thình thịch của tôi.) Và về tình yêu là gì, đây là câu trả lời của cô bé. (Đó là sợi chỉ vàng kết nối giữa những trái tim chúng ta.)
Khi viết, tôi sử dụng cơ thể mình. Tôi sử dụng tất cả các chi tiết giác quan của việc nhìn, nghe, ngửi, nếm, của việc trải nghiệm sự dịu dàng, ấm áp, lạnh lẽo và đau đớn, của sự nhận thấy tim mình đập nhanh và cơ thể cần thức ăn và nước uống, của việc đi bộ và chạy bộ, của sự cảm nhận gió, mưa và tuyết trên da thịt mình, của bàn tay nắm lại. Tôi cố gắng truyền tải những cảm giác sống động mà tôi cảm thấy như một người phàm với dòng máu chảy qua cơ thể vào các câu văn của mình. Như thể tôi đang truyền một luồng điện.
Và khi tôi cảm thấy luồng điện này được truyền đến người đọc, tôi vô cùng kinh ngạc và xúc động. Trong những khoảnh khắc đó, tôi lại trải nghiệm sợi dây ngôn ngữ kết nối chúng ta, cách những câu hỏi của tôi liên quan đến độc giả thông qua thứ điện dẫn sống động đó. Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất của mình đến tất cả những người đã kết nối với tôi thông qua sợi dây đó, cũng như tất cả những người có thể đến để cũng kết nối như vậy.
Han Kang
(Ngân Xuyên dịch từ bản tiếng Anh)
Han Kang delivered her Nobel Prize lecture in literature on 7 December 2024 at the Swedish Academy in Stockholm. She was introduced by Mats Malm, Permanent Secretary of the Swedish Academy.
Light and Thread
Last January, while sorting through my storeroom ahead of an imminent move, I came across an old shoe box. I opened the box to find several diaries dating back to my childhood. Among the stack of journals, there was a pamphlet, the words “A Book of Poems” written in pencil across its front. The booklet was thin: five sheets of rough A5 paper folded in half and bound with staples. I had added two zigzagging lines under the title, one line progressing up in six steps from the left, the other inclining down in seven steps to the right. Was it a kind of cover illustration? Or simply a doodle? The year – 1979 – and my name were written on the back of the chapbook, with a total of eight poems inscribed on the inner leaves by the same neat, pencilled hand as on the front and back covers. Eight different dates marked the bottom of each page in chronological order. The lines penned by my eight-year-old self were suitably innocent and unpolished, but one poem from April caught my eyes. It opened with the following stanzas:
Where is love? It is inside my thump-thumping beating chest.
What is love? It is the gold thread connecting between our hearts.
In a flash I was transported back forty years, as memories of that afternoon spent putting the pamphlet together came back to me. My short, stubby pencil with its biro-cap extender, the eraser dust, the big metal stapler I had sneaked out from my father’s room. I remembered how after learning that our family would be moving to Seoul, I had an impulse to gather the poems I had scribbled on slips of paper, or in the margins of notebooks and workbooks, or between journal entries, and collect them into a single volume. I recalled, too, the inexplicable feeling of not wanting to show my “Book of Poems” to anyone once it was completed.
Before placing the diaries and the booklet back as I had found them and closing the lid over them, I took a photo of that poem with my phone. I did this out of a sense that there was a continuity between some of the words I had written then and who I now was. Inside my chest, in my beating heart. Between our hearts. The golden thread that joins – a thread that emanates light.
*
Fourteen years later, with the publication of my first poem and then my first short story in the following year, I became a Writer. In another five years, I would publish my first long work of fiction which I had written over the course of about three years. I was, and remain, intrigued by the process of writing poetry and short stories, but writing novels has a special pull on me. My books have taken me anywhere from a year to seven years to complete, for which I have exchanged considerable portions of my personal life. This is what draws me to the work. The way I can delve into, and dwell in, the questions I feel are imperative and urgent, so much so that I decide to accept the tradeoff.
Each time I work on a novel, I endure the questions, I live inside them. When I reach the end of these questions – which is not the same as when I find answers to them – is when I reach the end of the writing process. By then, I am no longer as I was when I began, and from that changed state, I start again. The next questions follow, like links in a chain, or like dominoes, overlapping and joining and continuing, and I am moved to write something new.
While writing my third novel, The Vegetarian, from 2003 to 2005, I was staying with some painful questions: Can a person ever be completely innocent? To what depths can we reject violence? What happens to one who refuses to belong to the species called human?
Electing not to eat meat in a refusal of violence, and in the end declining all food and drink except water in the belief that she has transformed into a plant, Yeong-hye, the protagonist of The Vegetarian, finds herself in the ironic situation of quickening towards death in her bid to save herself. Yeong-hye and her sister In-hye, who are in fact co-protagonists, scream soundlessly through devastating nightmares and ruptures, but are together in the end. I set the final scene in an ambulance, as I hoped Yeong-hye would remain alive in the world of this story. The car rushes down the mountain road beneath blazing green leaves while the alert older sister gazes intensely out the window. Perhaps awaiting a response, or perhaps in protest. The entire novel resides in a state of questioning. Staring and defying. Waiting for a response.
“Ink and Blood”, the novel that followed The Vegetarian, continues these questions. To refuse life and the world in order to refuse violence is an impossibility. We cannot, after all, turn into plants. Then how do we continue on? In this mystery novel, sentences in roman and italic type jostle and clash, as the main character, who has long wrestled with death’s shadow, risks her life to prove that her friend’s sudden death cannot have been by suicide. As I wrote the closing scene, as I described her dragging herself across the floor to crawl her way out of death and destruction, I was asking myself these questions: Must we not survive in the end? Should our lives not bear witness to what is true?
With my fifth novel, Greek Lessons, I pushed even further. If we must live on in this world, which moments make that possible? A woman who has lost her speech and a man who is losing his sight are walking through stillness and darkness when their solitary paths cross. I wanted to attend to the tactile moments in this story. The novel progresses at its own slow pace through stillness and darkness to when the woman’s hand reaches out and writes a few words in the man’s palm. In that luminous instant that expands to an eternity, these two characters reveal the softer parts of themselves. The question I wanted to ask here was this: Could it be that by regarding the softest aspects of humanity, by caressing the irrefutable warmth that resides there, we can go on living after all in this brief, violent world?
Having reached the end of this question, I began thinking about my next book. This was in the spring of 2012, not long after Greek Lessons was published. I told myself I would write a novel that takes another step towards light and warmth. I would suffuse this life- and world-embracing work with bright, transparent sensations. I soon found a title and was twenty pages into the first draft, when I was forced to stop. I realised that something within was preventing me from writing this novel.
*
Until then, I hadn’t considered writing about Gwangju.
I was nine years old when my family left Gwangju in January 1980, roughly four months before the mass killings began. When I happened across the upside-down spine of “Gwangju Photo Book” on a bookshelf a few years later and looked through it when there were no adults around, I was twelve. This book contained photographs of Gwangju residents and students killed with clubs, bayonets, and guns while resisting the new military powers that had orchestrated the coup. Published and distributed in secret by the survivors and the families of the dead, the book bore witness to the truth at a time when the truth was being distorted by strict media suppression. As a child, I hadn’t grasped the political significance of those images, and the ravaged faces became fixed in my mind as a fundamental question about humans: Is this the act of one human towards another? And then, seeing a photo of an endless queue of people waiting to donate blood outside a university hospital: Is this the act of one human towards another? These two questions clashed and seemed irreconcilable, their incompatibility a knot I couldn’t undo.
So that one spring day in 2012, as I tried my hand at writing a radiant, life-affirming novel, I was once again confronted by this unresolved problem. I had long lost a sense of deep-rooted trust in humans. How, then, could I embrace the world? I had to face this impossible conundrum if I meant to move forwards, I realised. I understood that writing was my only means of getting through and past it.
I spent the better part of that year sketching out my novel, imagining that May 1980 in Gwangju would form one layer of the book. In December, I visited the cemetery in Mangwol-dong. It was well past noon and a heavy snow had fallen just the day before. Later, as the light darkened, I walked out of the freezing cemetery with my hand over my chest, close to my heart. I told myself this next novel would look squarely at Gwangju, rather than consigning it to a single layer. I obtained a book containing more than 900 testimonials, and every day for nine hours over the course of a month, I read each account collected there. Then I read up on not just Gwangju but other cases of state violence. Then, looking even farther afield and back in time, I read about mass killings that humans have repeatedly perpetrated throughout the world and throughout history.
During this period of researching my novel, two questions were often foremost in my mind. Back in my mid-twenties, I had written these lines on the first page of every new diary:
Can the present help the past? Can the living save the dead?
As I continued reading, it became clear that these were impossible questions. Through this sustained encounter with the bleakest aspects of humanity, I felt the remnants of my long-fractured belief in humanity shatter entirely. I all but gave up on the novel. Then I read the diary entries of a young night-school educator. A shy, quiet youth, Park Yong-jun had participated in the ‘absolute community’ of self-governing citizens that formed in Gwangju over the ten-day uprising in May 1980. He was shot and killed in the YWCA building near the provincial administration headquarters where he had chosen to remain, despite knowing that the soldiers would be returning in the early hours. On that last night, he had written in his diary, “Why, God, must I have a conscience that pricks and pains me so? I wish to live.”
Reading these sentences, I knew with the clarity of lightning which way the novel must go. And that my two questions had to be reversed.
Can the past help the present? Can the dead save the living?
Later, as I was writing what would become Human Acts, I sensed at certain moments that the past was indeed helping the present, and that the dead were saving the living. I would revisit the cemetery from time to time, and somehow the weather would always be clear. I would close my eyes, and the sun’s orange rays would suffuse my lids. I felt it as life’s own light. I felt the light and air envelop me in indescribable warmth.
The questions that remained with me long after I saw that book of photographs were these: How are humans this violent? And yet how is it that they can simultaneously stand opposite such overwhelming violence? What does it mean to belong to the species called human? To negotiate an impossible way through the empty space between these two precipices of human horrors and human dignity, I needed the assistance of the dead. Just as in this novel, Human Acts, the child Dong-ho tugs at his mother’s hand to coax her towards the sun.
Of course, I could not undo what had been done to the dead, to the bereaved, or to the survivors. All I could do was lend them the sensations, emotions, and life pulsing through my own body. Wishing to light a candle at the start and the end of the novel, I set the opening scene in the municipal gymnasium where the bodies of the deceased were housed and the funeral services were held. There, we witness fifteen-year-old Dong-ho laying white sheets over the bodies and lighting candles. Staring into the pale blue heart of each flame.
The Korean title of this novel is Sonyeon-i onda. The last word ‘onda’ is the present tense of the verb ‘oda’, to come. The moment the sonyeon, the boy, is addressed in the second person as you, whether the intimate or the less intimate you, he awakens in the dim light and walks towards the present. His steps are the steps of a spirit. He draws ever nearer and becomes the now. When a time and place in which human cruelty and dignity existed in extreme parallel is referred to as Gwangju, that name ceases to be a proper noun unique to one city and instead becomes a common noun, as I learned in writing this book. It comes to us – again and again across time and space, and always in the present tense. Even now.
*
When the book was finally completed and published in the spring of 2014, I was surprised by the pain that readers confessed to feeling while reading it. I had to take some time to think about how the pain I had felt throughout the writing process and the distress that my readers had expressed to me were connected. What might be behind that anguish? Is it that we want to put our faith in humanity, and when that faith is shaken, we feel as though our very selves are being destroyed? Is it that we want to love humanity, and this is the agony we feel when that love is shattered? Does love beget pain, and is some pain evidence of love?
That same year in June, I had a dream. A dream in which I was walking across a vast plain as a sparse snow was falling. Thousands upon thousands of black tree stumps dotted the plain, and behind every last one of them was a burial mound. At some point, I was stepping in water, and when I looked back, I saw the ocean rushing in from the edge of the plain, which I had mistaken for the horizon. Why were there graves in a place like this? I wondered. Wouldn’t all the bones in the lower mounds closer to the sea have been swept away? Shouldn’t I at least relocate the bones in the upper mounds, now, before it was too late? But how? I didn’t even have a shovel. The water was already up to my ankles. I awoke, and as I stared out of the still-dark window, I intuited that this dream was telling me something important. After I wrote the dream down, I recall thinking that this might be the start of my next novel.
I didn’t have a clear idea of where it might lead, however, and found myself starting and scrapping the beginnings of several potential stories I imagined might follow from that dream. Finally, in December 2017, I rented a room on Jeju Island and spent the next two years or so dividing my time between Jeju and Seoul. Walking in the forests, along the sea, and on the village roads, feeling the intense Jeju weather at every moment – its wind and light and snow and rain – I sensed the outline of the novel come into focus. As with Human Acts, I read testimonies from massacre survivors, pored over materials, and then, in as restrained a manner as I could without looking away from the brutal details that felt almost impossible to put into words, I wrote what became We Do Not Part. The book was published nearly seven years after I had dreamed of those black tree stumps, that surging sea.
In the notebook I kept while working on that book, I made these notes:
Life seeks to live. Life is warm. To die is to grow cold. To have snow settle over one’s face rather than melt. To kill is to make cold.
Humans in history and humans in the cosmos. The wind and the ocean currents. The circular flow of water and air that connects the entire world. We are connected. I pray that we are connected.
The novel is made up of three parts. If the first part is a horizontal journey that follows the narrator, Kyungha, from Seoul to her friend Inseon’s home in the Jeju uplands through heavy snow towards the pet bird she has been tasked with saving, then the second part follows a vertical path that leads Kyungha and Inseon down to one of humanity’s darkest nights – to the winter of 1948 when civilians on Jeju were slaughtered – and into the ocean’s depths. In the third and final part, the two light a candle at the bottom of the sea.
Though the novel is pulled forwards by the two friends, just as they take turns holding the candle, its true protagonist and the person linked to both Kyungha and Inseon is Inseon’s mother, Jeongsim. She who, having survived the massacres on Jeju, has fought to recover even a fragment of her loved one’s bones so that she can hold a proper funeral. She who refuses to stop mourning. She who bears pain and stands against oblivion. Who does not bid farewell. In attending to her life, which had for so long seethed with pain and love of an equal density and heat, I think the questions I was asking were these: To what extent can we love? Where is our limit? To what degree must we love in order to remain human to the end?
*
Three years on from the publication of the Korean edition of We Do Not Part, I have yet to complete my next novel. And the book I imagined would follow that next one has been waiting on me for a long time. It is a novel that is formally linked to The White Book, which I wrote out of a wish to lend my life, for a brief time, to my older sister who left the world a mere two hours after she was born, and also to peer into the parts of us that remain indestructible no matter what. As always, it’s impossible to predict when anything will be completed, but I will go on writing, however slowly. I will move past the books I’ve already written and continue on. Until I round a corner and find that they’re no longer in my line of sight. As far into the distance as my life allows.
As I move away from them, my books will continue their lives independently of me and travel according to their own destinies. As will those two sisters, together for all time inside that ambulance as the green fire blazes beyond the windshield. As will the woman, soon to regain her speech, writing in the man’s palm with her finger in the stillness, in the dark. As will my sister who passed on after only two hours in this world, and my young mother who pleaded with her baby, “Don’t die, please don’t die,” until the very end. How far will those souls go – the ones that pooled into a deep orange glow behind the closed lids of my eyes, that enveloped me in that ineffably warm light? How far will the candles travel – the ones lit at the site of every killing, in every time and place laid to waste by unfathomable violence, the ones held by the people who vow never to say goodbye? Will they ride from wick to wick, from heart to heart, on a thread of gold?
*
In the pamphlet I uncovered in the old shoe box last January, my past self, writing in April of 1979, had asked herself:
Where is love? What is love?
Whereas, until the autumn of 2021, when We Do Not Part was published, I had considered these two problems to be the ones at my core:
Why is the world so violent and painful? And yet how can the world be this beautiful?
For a long time, I believed that the tension and internal struggle between these sentences was the driving force behind my writing. From my first novel to my most recent one, the questions I had kept in mind continued to shift and unfold, yet these were the only two that remained constant. But two or three years ago, I began to have doubts. Had I really only begun asking myself about love – about the pain that links us – after the Korean publication of Human Acts in the spring of 2014? From my earliest novel to my latest, hadn’t the deepest layer of my inquiries always been directed towards love? Could it be that love was in fact my life’s oldest and most fundamental undertone?
Love is located in a private place called ‘my heart’, the child wrote in April 1979. (It is inside my thump-thumping beating chest.) And as for what love was, this was her reply. (It is the gold thread connecting between our hearts.)
When I write, I use my body. I use all the sensory details of seeing, of listening, of smelling, of tasting, of experiencing tenderness and warmth and cold and pain, of noticing my heart racing and my body needing food and water, of walking and running, of feeling the wind and rain and snow on my skin, of holding hands. I try to infuse those vivid sensations that I feel as a mortal being with blood coursing through her body into my sentences. As if I am sending out an electric current. And when I sense this current being transmitted to the reader, I am astonished and moved. In these moments I experience again the thread of language that connects us, how my questions are relating with readers through that electric, living thing. I would like to express my deepest gratitude to all those who have connected with me through that thread, as well as to all those who may come to do so.