Thứ ba tuần này là ngày tiền Giáng Sinh, ngày bắt đầu của một lễ kỷ niệm không những được đón mừng bởi hàng tỷ người theo đạo Cơ Đốc trên toàn thế giới mà còn bởi cả hàng tỷ những người không theo đạo nhưng bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa phương tây và chấp nhận một số những giá trị nhân bản nhất của nền văn hóa này.
Nó kỷ niệm việc ra đời của một cậu bé – người con của Thiên Chúa đối với những người theo đạo – trong nghèo đói và trong lúc bố mẹ phải bỏ trốn vì những đe dọa đàn áp tàn bạo. Bằng cách này, câu chuyện Giáng Sinh đã đặt Thiên Chúa vào trong chính tình trạng thê thảm nhất của nhân loại.
Đó chính là cái mà làm cho câu chuyện Giáng Sinh này gởi ra những cộng hưởng vượt xa khuôn khổ của Cơ Đốc giáo. Trong cuốn tiểu thuyết “Ông Chủ và Margarita” nhà văn Mikhail Bulgakov cho nhân vật Ông Chủ, một kẻ phách lối, kiêu ngạo chế diễu câu chuyện Giáng Sinh này chỉ là tuyên truyền, nhại lại nhưng huyền thoại cũ kỹ về các vị thiên thần giáng trần dưới dạng con người bình thường bằng việc sinh ra qua một người con gái đồng trinh.
Thế nhưng thay vì làm giảm giá trị vá ý nghĩa của câu chuyện, những lời nhạo báng của ý chỉ làm nhấn mạnh thêm sự kiện nó phản ánh một cái gì rất cơ bản rất người. Cái bản chất con người cơ bản này phản ảnh qua sự kiện việc ra đời của một đứa trẻ có sức mạnh tạo ra một niềm hy vọng ngay cả trong những tình trạng tồi tệ nhất. Sinh và tử là hai trong tứ diệu đế của nhà Phật và cũng là hai điều mà mọi con người đều phải trải qua. Và nếu cái chết – tử – là cánh cửa đóng lại khép kín mọi cơ hội và hy vọng thì sinh- việc ra đời của một sư sống mới tự nó chinh là tiềm năng, là hứa hẹn của những tương lai khả dĩ. Đặc biệt, một sự sống mới mang trong nó khả năng rằng tương lai sẽ tốt hơn quá khứ hay hiện tại.
Những hy vọng mà một sự sống mới mang lại là nhận thức rằng, nhân loại sẽ không nhất thiết phải tiến tời chỗ diệt chủng, và rằng thế giới có thể thay đổi, rằng một cá nhân cũng có thể một ngày nào đó hành động để giúp làm giảm mất mát và đau khổ. Đó chính là căn bản của thông điệp mà câu chuyện Giáng Sinh, dưới mọi hình thức kể lại cho ta, từ các bản Thánh kinh cho đến cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Dickens, A Christmas Carol cũng như là hàng trăm cuốn phim của Hollywood về Giáng Sinh.
Việc kỷ niệm Giáng Sinh nay đã bị thương mại hóa làm cho nhiều khi người ta quên mất cải ý nghĩa độc đáo của nó. Nhưng đừng vì vậy mà chê bai. Cái hy vọng mà nó mang lại là cái gì quý giá nhất mà chúng ta có thể có. Nó là hy vọng tạo ra bởi mọi sự bắt đầu mới. Đó cũng là lý do mà chúng ta bị xúc động khi một dân tộc bị mất tự do nay tìm thấy một tự do mới với tất cả nhũng thách thức và cơ hội mới như chúng ta đã thấy lúc gần đây tại Syria hay tại Bangla Desh. Hoặc là khi môt phát minh mới đã phá vỡ những trở ngại ràng buộc con người tỳ như việc triển khai một vaccine chống bệnh sốt rét tại Phi châu.
Không phải ngẫu nhiên mà ngày Giáng Sinh lại được các vị lãnh đạo Cơ Đốc đầu tiên chọn trùng với ngày đông chí, ngày mà đêm dài nhất tại Bắc bán cầu. Đông chí theo dịch lý của Trung Quốc thuộc về quẻ Phục, “đông chí nhất dương sinh”, tia sáng đầu tiên làm tan bóng tối. Ý nghĩa của Giáng Sinh lá lúc mà những ngày vui tới có thể sẽ trở lại.
Năm nay, ngày Giáng Sinh cũng trùng với ngày lễ Hanukkah của người Do Thái. Ngày lễ này cũng có biểu tượng ánh sáng trở về. Trong một hồi ký, Rabbi Hugo Gryn kể lại chuyện phụ thân mình đã bí mật đốt một ngọn nến trên cây đèn Menorah làm bằng sắt vụn và mẩu mỡ trong khẩu phẩn tại nhà tù diệt chủng Auschwitz. Khi bị ông con chê trách là đã lãng phí thức ăn mà nếu dùng có thể giúp người ta sống lâu hơn đôi chút, bố ông Gryn trả lời rằng, người ta có thể thiếu ăn một thời gian, nhưng không thể sống mà không có hy vọng.
Những hy vọng đó chính là điều mà chúng ta cần hiện nay sau mấy năm qua đầy khủng hoảng, dịch bệnh và chiến tranh, đặc biệt là đối với những người bị mắc kẹt trong, bởi tù tội, áp bức hoặc là bị giam hãm trong vòng bom đạn, kể cả tại chính khu vực mà cậu bé Ki tô ra đời. Có thể người ta nghĩ rằng chẳng có bao nhiêu hy vọng cho con người tại những nơi như Gaza, Sudan và nhiều nơi khác, những nơi mà chính ngay cả việc sinh ra một đứa bé cũng có thể là một bi kịch thay vì là một hứa hẹn của tương lai. Nhưng không có lựa chọn nào khác. Cầu nguyện rằng mùa Giáng Sinh này sẽ củng cố hy vọng cho những người cần đến nó nhất dù rằng họ có theo tôn giáo gì chăng nữa. Và cầu nguyện cho những người khác, tất cả chúng ta hãy cố gắng làm những gì có thể làm được để giúp họ.