trang bạn hữu – Thúy Messegee – The Fall of Afghanistan Brings Back Memories of Vietnam (Sự Thất Trận của Afghanistan Gợi Lại Ký Ức Việt Nam)

(Trực thăng Chinook di tản trên Tòa Đại Sứ Mỹ tại Kabul ngày 25.8.2021)

( Bản dịch Việt ngữ ở phía dưới bản Anh ngữ)

The Fall of Afghanistan Brings Back Memories of Vietnam

by Thuy Messegee

Afghanistan fell into the hands of the Taliban! My heart sank at the news. Painful memories flashed back. I know what it means and how it hurts. I lived through the turmoil and the turbulence forty-six years ago. And I am still trying to recover!

In the morning of April 30, 1975, I cried my heart out in my home while the neighbors made sure they were seen excitedly calling out to each other to come out to the streets to greet “the Revolutionary Army”! Inside our home, my parents and brother just let me pour out my nonstop sobs. They did not try to calm me down. All was lost now! That fateful morning marked the end of the Republic of Vietnam, commonly known as South Vietnam, that I had known my whole life until then. That was the regime I was born in, grew up in and went to school and planned my future in. I respected its flag, enjoyed the education it provided, and took the freedom if offered for granted. All of a sudden everything was yanked out from under me. The fall of South Vietnam happened all of a sudden to me, even though the overture was played out for weeks with the fall of Ban Mê Thuột, Đà Nẵng, Nha Trang, etc. I refused to believe my Vietnam, the South, was coming to its end. We were near defeat by a hairline in 1968 with the VietCong taking over Huế, with the Citadel of Quảng Trị besieged for months in 1972, and the 98-day long resistance at An Lộc. But we always reversed the situation and regained the territory that was ours. On April 30, 1975, however, the defeat was final. But we were unable to accept it. It was true there was no bloodbath, no tribunal sentencing “public enemies” immediately after Saigon fell. But what unfolded in the succeeding months and years left unhealable wounds.

The Vietnam War was not simply an internal conflict between the North and the South of Vietnam. Nor was it just a competition between two political forces. I did not see it then, but I see it clearly now. There was behind-the-scene involvement by world powers, who, by their financial means and their deft diplomatic maneuvers, got what they thought was their fair share and decided to end the game. But the South Vietnamese did not see that. They did not play games. They fought with real determination, shed their own blood, left their own arms or legs at the battlefield, even their own bodies in the jungle or in military cemeteries. They saw the war as their war, and they pledged their blood and soul to fight it. They fought for their home villages, for their parents who had left everything in the North to run away from the Communist, for their brother soldiers who shared a drink amid loud laughter the night before and were helicoptered back to the base in coffins draped with the national flag the next morning.  The ARVN soldiers were fighting still in March and they were fighting still in April 1975 with as much fervor and valor as they had always been fighting. Then all of a sudden there was dead silence. The order was given out to retreat. The American allies were gone. The planes did not have enough fuel to make it over to the battlefields. The guns did not have enough ammunitions to hurl fires at the enemy.

Within a few days, the following took place at the Presidential Palace in Saigon: the then current president of the country relinquished his title and boarded a plane. The next president shortly walked off the job, then the third (and the last one of the South Vietnam regime) declared unconditional surrender and ordered all armed forces to drop weapons. So the fighters had to strip themselves off their uniforms and combat boots and walked bare chested and barefooted home. Later they were forced into “reeducation camps”, taught to write their own confessions reciting their “crimes to the people”, forced into hard labor and starvation for years. Many of them never returned. Those who did were emaciated, their souls broken permanently.

A war is fought on different levels and from different points of view. At the US level, the Americans believed they had paid their fair share too. Fifty-eight thousand soldiers who did not return to their loved ones were memorialized in black marble in Washington D.C. Billions of dollars was spent on South Vietnam until the deficit could no longer be sustained. And through diplomacy Nixon had shaken hands with Mao Zedong in Beijing in 1972. Vietnam was no longer a frontier to guard off the Chinese and the communist world. It’s time to call it quit in Vietnam. Simple math and easy decision!

A South Vietnamese soldier who fought in the war, however, did not think much about events that happened thousands of miles away. He just knew that he could not allow his post to fall into enemy hands, let his fellow soldiers be killed by the enemy, the villagers’ harvests be confiscated, houses be destroyed if he retreated. He naively believed that he might die one day, but his fellow compatriots would continue the sacred cause and keep South Vietnam safe from the enemy. Defeat or surrender were never in the plan. Then they became a reality in April 1975.

After twenty years and billions of dollars sunk into Afghanistan, it is now a simple math and an obvious choice for the Americans to call it quit too. I understand. I don’t blame anyone. A war might be a geopolitical game to world powers, a give-and-take maneuver on the global chessboard, but it is something very personal to the soldier who fights it and to the people who live it. Its ending brings personal losses, shatters dreams, extinguishes hopes, ruins life’s meaning. Its effects are felt day and night, year in year out, unrelenting, never receding. Both the victor and the defeated will live with invisible wounds for the rest of their lives.

I am now living in the U.S, following the news in Afghanistan with fresh pains. It’s just too close to home. I saw my people among the throng running along the US plane in Hamid Karzai Airport and falling to the ground. My people did the same in 1975. I read in the news that Afghan women were trying to buy burqas to cover themselves from head to toe and hide away western clothes and makeup. We did something similar. A month or two after April 1975, I was in shock to see my college friends sporting black silk pants and white áo bà ba at school instead of their signature blue jeans or miniskirts. And from what we went through months later and years later, I know this is just the beginning for the Afghan people. Things will unfold beyond their control. The Afghans who had worked for years along the Americans just because they believed in democracy for the country, education for girls and opportunities for women, institutionalized government for the people… and who are now left behind, are just starting their long journey today. As I heard on the radio the other day, “they should not worry about losing their lives, but they should worry about losing their livelihood and their way of life.” And that will be a great loss, sometimes greater than losing one’s own life. They will find out what they need to endure, and whether they have the strength to endure. They have no choice.

I wish them luck and I pray for them.

August 22, 2021

(Bản dịch Việt ngữ)

(Trực thăng Chinook di tản trên nóc nhà Tòa Đại Sứ Mỹ tại Sài Gòn ngày 29.4.1975)

Sự Thất Trận của Afghanistan Gợi Lại Ký Ức Việt Nam

tác giả:Thúy Messegee

Afghanistan đã rơi vào tay Taliban! Tim tôi se thắt lại trước tin này. Những ký ức đau thương hiện về. Tôi biết sự kiện này có nghĩa gì và nó sẽ gây tổn thương ra sao. Bốn mươi sáu năm về trước bản thân tôi đã trải qua nhưng xáo trộn và chấn động như vậy. Và cho đến hôm nay tôi vẫn đang cố hồi phục.

Buổi sáng ngày 30 tháng tư năm 1975, tôi òa khóc trong nhà trong khi hàng xóm láng giềng đang gọi nhau ơi ới cho mọi người thấy rõ để cùng đi ra đường để đón chào đón ”đoàn quân Cách Mạng”. Trong nhà, ba mẹ tôi và anh tôi để mặc cho tôi khóc mùi mẫn. Ba mẹ và anh không bắt tôi phải nén xúc động lại.

Thôi, tất cả đã mất hết rồi! Buối sáng định mệnh đó đánh dấu ngày tàn của Việt Nam Cộng Hòa, thường được biết đến là Nam Việt Nam, mà tôi đã biết đến suốt quãng đời từ bé đến lớn. Đó là thể chế trong đó tôi sinh ra và lớn lên, học hành và xây dựng mơ ước tương lai. Tôi kính trọng lá cờ VNCH, sung sướng hưởng thụ nền giáo dục của nó, và hồn nhiên đón nhận nền tự do thể chế này đã trao cho tôi. Thế rồi bỗng nhiên tất cả sụp đổ dưới chân tôi. Sự thất trận của Nam Việt Nam xảy ra quá bất ngờ đối với tôi, mặc dù bản nhạc dạo mở màn đã bắt đầu nhiều tuần lễ trước đó với sự thất trận và di tản tại Ban Mê Thuột, Đà Nẵng, Nha Trang, v.v. Tôi không chịu tin rằng Miền Nam sẽ mất hẳn. Chúng tôi đã suýt mất Huế vào tay Việt Cộng trong đường tơ kẽ tóc năm 1968, Thành Cổ Quảng Trị bị vây hãm nhiều tháng, An Lộc đã tử thủ suốt 98 ngày. Nhưng rồi cuối cùng tình thế lại đảo ngược và chúng tôi đã giành lại được vùng đất bị chiếm. Nhưng rồi ngày 30 tháng tư 1975 thì sự thua trận là dứt khoát và vĩnh viễn. Thế mà chúng tôi vẫn không chấp nhận được. Đúng là khi Sài gòn thất thủ  đã không có biển máu, không có tòa án nhân dân xử “kẻ thù nhân dân”. Tuy nhiên những gì xảy ra những tháng, những năm sau đó đã để lại những vết thương không bao giờ lành.

Chiến tranh Việt nam không chỉ là xung đột nội bộ giữa miền Bắc và miền Nam. Nó cũng không chỉ là sự tranh đua giữa hai thế  lực chính trị. Ngày ấy tôi không nhận ra, nhưng nay thì tôi đã thấy rất rõ. Đã có những cường quốc ở đằng sau, dựa vào thế lực tài chính và những trò ngoại giao khôn khéo, đã đạt được những gì họ cho là họ đáng được, và rồi quyết định hạ màn trò chơi. Tuy nhiên người dân Miền Nam không thấy được điều đó. Họ không chơi trò chơi. Họ chiến đấu với lòng quyết tâm. Họ đổ máu thật, họ để lại một cánh tay hay một bàn chân tại chiến trường, hay vùi thây giữa rừng già hay trong nghĩa trang quân đội. Chiến tranh này là của họ, và họ thề nguyền bằng máu và bằng cả linh hồn sẽ chiến đấu đến cùng. H chiến đấu cho bản làng của mình, cho bố mẹ đã bỏ tất cả lại Miền Bắc để trốn chạy Cộng Sản, cho người  chiến hữu mới đêm trước còn cụng ly trong tiếng cười sảng khoái mà sáng ngày hôm sau đã được trực thăng tải về trong quan tài phủ cờ. Người chiến sĩ VNCH vẫn chiến đấu suốt tháng 3-75, và họ vẫn còn hăng say và anh dũng chiến đấu trong  tháng 4-75. Thế rồi bỗng nhiên tất cả chỉ còn là một sự im lặng chết chóc. Lệnh truyền ra phải rút lui. Bạn đồng minh Mỹ đã biến mất. Phi cơ không đủ nhiên liệu bay ra đến  chiến trường. Súng ống không còn đủ đạn để nả vào kẻ địch.

Trong vài ngày ngắn ngủi, những điều sau đây đã xảy ra tại dinh tổng thống: vị tổng thống đượng nhiệm từ chức và lên máy bay bay đi, tổng thống kế nhiệm bỏ việc sau vài ngày ngắn ngủi, và tổng thống thứ ba (vị tổng thống cuối cùng trong chính quyền Nam Việt Nam) tuyên bố đầu hàng vô điều kiện và ra lệnh cho tất cả binh sĩ buông bỏ vũ khí. Thế là quân lính phải lột bỏ quân phục và giầy nhà binh của mình để mình trần chân không lê gót về nhà. Sau này họ bị cưỡng bức vào “trại cải tạo” để “được” dạy viết bài tự lên án mình, kể lại những “tội ác đối với nhân dân”, “được” lao động kiệt lực và đói khát trong nhiều năm.

Cuộc chiến thường xảy ra ở nhiều tầng bậc khác nhau và theo nhiều cái nhìn khác nhau. Trong vị thế của người Mỹ, họ cho rằng họ cũng đã trả một giá đắt. Năm mươi tám nghìn người lính Mỹ không trở về với người thân đã được ghi nhớ trên bức tường cẩm thạch đen tại thủ đô Washington D.C. Hàng nghìn tỷ đô chi viện cho Nam Viêt Nam cho đến khi ngân quỹ không thể kham nổi nữa. Và thông qua ngoại giao Nixon đã bắt tay với Mao Trạch Đông năm 1972. Việt Nam không còn là phòng tuyến để chận đứng Trung quốc và thế giới cộng sản nữa. Đã đến lúc chấm dứt vấn đề Việt Nam. Một bài toán đơn giản và một quyết định dễ dàng!

Người lính VNCH đang chiến đấu trong trận chiến lại không nghĩ ngợi nhiều về những việc xảy ra cách đó hàng nghìn dặm. Anh chỉ biết rằng anh không thể để cho đồn bót thất thủ vào tay giặc, vì đồng đội của mình sẽ bị địch giết, mùa lúa chín của dân làng sẽ bị xung công, nhà cửa sẽ bị tiêu hủy chỉ vì anh rút lui.  Anh tin tưởng ngây thơ rằng một ngày nào đó có thể anh sẽ gục ngã, nhưng đồng đội của anh sẽ tiếp tục sự nghiệp thiêng liêng và giữ gìn cho miền Nam không rơi vào tay giặc. Thất thủ hay đầu hàng không có trong kế hoạch. Nhưng rồi nó đã trở thành sự thực phủ phàng vào tháng tư 75.

Sau 20 năm đằng đẵng và hàng nghìn tỷ đô la đổ vào Afghanistan, giờ đây cũng lại là bài toán đơn giản và lựa chọn hiển nhiên để người Mỹ rút đi. Tôi hiểu. Tôi không trách ai cả. Một trận chiến có thể là một trò chơi chính trị giữa những cường quốc thế giới, một thế cờ “được này mất kia” trên bàn cờ thế giới, nhưng nó lại là rất riêng tư đối với người lính chiến đấu trong cuộc chiến và đối với người dân sống trong trận chiến đó. Kết thúc của cuộc chiến mang lại những mất mát riêng tư, làm đổ vỡ ước mơ, dập tắt hy vọng, và tiêu diệt ý nghĩa của cuộc sống. Di chứng của ngày tàn cuộc chiến có thể tháy được ngày và đêm, năm này qua năm khác, không ngừng, không rút lui. Cả kẻ thắng cuộc và kẻ thua cuộc sẽ sống với những vết thương vô hình cho đến cuối đời.

Hiện nay tôi đang sống tại Mỹ và theo dõi chiến sự tại Afghanistan với nỗi đau tươi rói. Nó quá gần gũi với tôi. Tôi nhìn thấy người dân tôi trong đám đông chạy theo máy bay Mỹ và rơi ngã tại phi trường Hamid  Karzai. Người dân tôi cũng đã làm như vậy vào năm 1975. Tôi đọc tin tức rằng phụ nữ Afghan đi mua burqas mặc chùm từ đầu xuống chân và giấu đi những bộ âu phục và phấn son trang điểm. Chúng tôi cũng đã làm như vậy. Một hay hai tháng sau tháng tư 1975, tôi sững sờ thấy bạn sinh viên cùng trường của tôi khoác lên bộ quần đen áo bà ba trắng đến trường thay vì những mini jupe hay quần jeans cố hữu. Và từ những gì chúng tôi trải qua nhiều tháng sau và nhiều năm sau đó, tôi biết rằng đây chì là bước khởi đàu cho những người Afghan. Nhiều việc sẽ xảy ra ngoài tầm tay kiểm soát của họ. Những người Afghan đã từng làm việc trong nhiều năm với người Mỹ vì họ tin vào nền dân chủ cho đất nước, giáo dục cho trẻ gái, cơ hội cho phụ nữ, chính quyền có thể chế cho dân chúng… và rồi bây giờ bị bỏ lại, họ đang bắt đầu một cuộc hành trình dài bắt đầu từ ngày hôm nay. Tôi nghe được trên đài radio một ngày nọ: “Họ không phải sợ sẽ mất mạng, nhưng họ sợ sẽ mất phương tiện sống và phong cách sống”. Đó là những mất mát to lớn, đôi khi còn to lớn hơn cả mất đi mạng sống. Họ sẽ biết được họ cần phải chịu đựng những gì, và họ có đủ sức mạnh để chịu đựng hay không.

Tôi cầu chúc họ may mắn và tôi cầu nguyện cho họ.

Thúy Messegee
22 tháng 8, 2021

(một gia đình người A Phú Hản bỏ nước ra đi tại phi trường Kabul vào ngày 29.8.2021)

1 thought on “trang bạn hữu – Thúy Messegee – The Fall of Afghanistan Brings Back Memories of Vietnam (Sự Thất Trận của Afghanistan Gợi Lại Ký Ức Việt Nam)

  1. Bá Dĩnh

    Bài viết rất cảm động, đã khơi lại vết thương của người đọc. Cảm ơn tác giả & cảm ơn nhà văn PTAN.

    Reply

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *