Nữ sĩ của văn chương lãng mạn Quỳnh Dao (Chiung Yao) tự tử, qua đời hôm nay 04.12. 2024 tại Tân Bắc, Đài Loan.

(Nguyễn Giang RFI)

Các báo Đài Loan đồng loạt đưa tin bà Quỳnh Dao, tác giả của nhiều tác phẩm như “Hoàn châu cách cách”, “Tân dòng sông ly biệt”, đã tự tử và qua đời tại nhà riêng hôm nay, 04/12/2024 tại Đạm Thủy, Tân Bắc, Đài Loan ở tuổi 86. Bà Quỳnh Dao, nữ sĩ của văn học lãng mạn tiếng Hoa, người Đài Loan gốc đại lục, để lại cả một di sản không chỉ trong văn chương và điện ảnh.

This picture taken by Taiwan’s Central News Agency (CNA) on August 1, 2017 shows Taiwanese writer Chiung Yao posing with her new book at a book release event in Taipei.
Ảnh Thông tấn xã Đài Loan chụp ngày 01/08/2017 : Nữ sĩ Quỳnh Dao cầm trên tay cuốn sách mới của bà tại sự kiện nhân dịp phát hành sách ở Đài Bắc. AFP – –

Tên thật là Trần Triết, sinh năm 1938 ở Thành Đô, Tứ Xuyên, bà được gia đình đưa sang Đài Loan khi chính quyền Trung Hoa Dân quốc thua trận trong nội chiến Quốc Cộng.

Nổi tiếng trong giới văn học tình cảm, lãng mạn dùng tiếng Hoa cũng như ở Nam Việt Nam thời VNCH trước 1975 và trên cả nước Việt Nam sau này, phải đến năm 1988 bà Quỳnh Dao mới lần đầu thăm Bắc Kinh.

Có thể nào, motif ly biệt, số phận không nơi nương tựa và tình yêu không được đáp trả nhưng luôn có ước mộng hạnh phúc viên mãn truyền thống xuất hiện nhiều trong văn của bà, phần nào cũng phản ánh mối tâm tư của thế hệ người Trung Hoa ở ba xứ sở: Hương Cảng, Đài Loan và Trung Quốc, gọi là Lưỡng ngạn, bị chia cắt bởi chiến tranh và chính trị.

Quỳnh Dao và mối quan hệ khó khăn với Đại Lục

Tuy thế, cũng có đánh giá ở Đài Loan rằng văn ngôn tình của Quỳnh Dao chịu ảnh hưởng của văn sĩ Anh Charlotte Brontë (1816-1855).

Quan hệ của bà Quỳnh Dao với nước Trung Quốc thời sau Khai phóng hóa ra lúc nào cũng luôn thuận buồm xuôi gió. Từ 1989, bà trở thành tác giả Đài Loan đầu tiên có phim chuyển thể từ truyện của mình ở CHND Trung Hoa. Không chỉ vậy, bà trở về đại lục, giao lưu với văn nghệ sĩ Trung Quốc và tham gia biên kịch nhiều bộ phim nổi tiếng dựa trên truyện và sách của bà. Nhưng năm 1994, bà công khai gửi thư cho đài truyền hình tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc cáo buộc họ đã dùng một nhà văn khác “đánh cắp nhiều đoạn” trong truyện của bà để dựng một phim tình cảm lãng mạn, phim Mai Hoa Lạc.

Không chỉ thế, bà còn lên án nạn “ăn cắp bản quyền tràn lan” ở Trung Quốc trong nghệ thuật và điện ảnh. Được vinh danh là “nữ hoàng của phim bộ Trung Hoa”, ý kiến trên của bà rất có ảnh hưởng ở Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, nhưng bị phía Trung Quốc bác bỏ.

Tin bà qua đời chỉ được trang Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc đăng rất ngắn gọn cùng nội dung thư tuyệt mệnh và video, mà không nhắc gì đến các vấn đề khác.

Tiếng nói cho luật trợ tử

Ở Đài Loan, ngoài chuyện về các cuộc hôn nhân khá phức tạp của nữ sĩ Quỳnh Dao, người ta còn nói đến tiếng nói của bà ủng hộ cho người tàn tật, và cách chăm sóc bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo, không còn hy vọng phục hồi. Chẳng hạn văn của bà thường có người câm điếc, người mù, bị tàn phế.  Còn từ 2019, sau khi người chồng thứ hai, ông Bình Hâm Đào, qua đời vì bệnh mất trí nhớ, và đến lúc cuối đời cần phải cho ăn bằng ống, bà Quỳnh Dao lên tiếng về nhu cầu giúp con người sống và chết một cách có nhân phẩm.

Ở các nước Âu Mỹ, đây là vấn đề luật trợ tử, giúp người ta chết một cách có nhân phẩm, nhưng trong văn hóa Trung Hoa, đây không phải là chuyện dễ dàng được chấp nhận về luân lý. Tuy thế, nhờ sự lên tiếng của bà, Đài Loan đã chấp nhận trợ giúp người bị bệnh hiểm nghèo, không qua khỏi, được sang Thụy Sĩ để chọn cái chết được bác sĩ hỗ trợ. Nay thì nữ sĩ Quỳnh Dao đã tự chọn cách vĩnh biệt cuộc đời mà bà nói là “đã bừng sáng trọn vẹn”.

“Tôi đã sống và chưa bao giờ để cuộc sống này thất vọng”, Quỳnh Dao để lại lời vĩnh biệt cho hàng triệu người hâm mộ ở châu Á.

(RFI)

Di thư của nữ sĩ Quỳnh Dao chấn động mạng xã hội Trung Quốc

(Minh Hông – Kênh 14-VN)

Vào ngày 4/12, công chúng sốc nặng trước thông tin nữ sĩ Quỳnh Dao đã qua đời ở tuổi 86. Mẹ đẻ Hoàn Châu Cách Cách tự tử lúc 13h22p tại nhà riêng ở Đài Bắc, Đài Loan (Trung Quốc). Trước khi qua đời, Quỳnh Dao dặn thư ký về nhà riêng của bà vào buổi trưa để xử lý công việc. Thư ký đến nơi phát hiện nhà văn bất tỉnh nên đã gọi cấp cứu.

Khi nhân viên y tế đến nơi, Quỳnh Dao đã ngưng tim và không còn dấu hiệu của sự sống. Con trai nhà văn xác nhận mẹ để lại di thư. Trước khi ra đi, mẹ đẻ của Hoàn Châu Cách Cách cũng để lại thư tuyệt mệnh. Nội dung bức di thư của Quỳnh Dao ngay lập tức làm chấn động mạng xã hội Trung Quốc. Để tránh tác động xấu tới cộng đồng, bà nhấn mạnh rằng bản thân chọn ra đi khi thân thể đã suy yếu, và khuyên các bạn trẻ hãy sống 1 cuộc đời trọn vẹn nhất có thể. Quỳnh Dao cũng mong không ai khóc thương vì đây là tâm nguyện của bà.

Di thư của nữ sĩ Quỳnh Dao chấn động mạng xã hội Trung Quốc- Ảnh 1.
Quỳnh Dao để lại tâm thư trước khi tự tử

Trong di thư, nữ sĩ trích bài thơ Khi Bông Tuyết Rơi và viết:

*******
Các bạn và bằng hữu tâm tình thân mến:

Đừng khóc, đừng buồn, đừng thương hại tôi. Tôi đã đi rồi. “Phiên nhiên” là từ yêu thích của tôi. Nó có nghĩa là bay lượn đầy tự do và thoải mái. Tôi thoát khỏi cơ thể đang dần đau đớn hơn và “phiên nhiên” biến thành những bông tuyết bay đi.

Đây chính là tâm nguyện của tôi. Cái chết là con đường duy nhất cho tất cả mọi người, cũng là công việc lớn cuối cùng phải hoàn thành. Tôi không muốn phó mặc đời mình cho số phận, cũng không muốn ngày càng héo mòn. Tôi muốn mình được tự đưa ra quyết định cho sự kiện cuối cùng này.

Thiết kế của Thượng đế cho quá trình sống không tốt lắm. Khi con người già đi, họ phải qua giai đoạn rất đau đớn là suy nhược, thoái hóa, bệnh tật, đi bệnh viện, chữa trị và chết đi. Chắc chắn sẽ chết già. Nếu không may thì các bạn sẽ trở thành cụ già nằm liệt giường, phải nhờ đến đặt nội khí quản để duy trì sự sống. Tôi đã chứng kiến bi kịch đó và không muốn chết theo kiểu đó.

Tôi là ngọn lửa và tôi đã đốt cháy hết sức lực của mình. Bây giờ, trước khi ngọn lửa bị dập tắt, tôi chọn con đường này để về nhà 1 cách duyên dáng. Những điều tôi muốn nói đều được ghi lại trong video Khi Bông Tuyết Rơi. Tôi mong các bạn của tôi sẽ xem video nhiều lần và hiểu được điều tôi muốn bày tỏ.

Các bạn ơi, đừng tiếc thương cho cái chết mà hãy mỉm cười với tôi nhé. Vẻ đẹp của cuộc sống nằm ở chỗ có thể yêu, ghét, cười, khóc, hát, nói, chạy, di chuyển, hòa nhập với thế giới phàm trần, sống 1 cuộc sống vô tư, ghét cái ác nhiều như hận thù, sống 1 cách mạnh mẽ… Những thứ này, tôi đã sở hữu tất cả chúng trong đời! Tôi đã sống và chưa bao giờ để cuộc đời này làm thất vọng!

Thứ tôi không thể buông bỏ nhất chính là gia đình và các bạn. Tình yêu đã buộc chặt vào trái tim tôi và họ là người tôi sẽ nhớ nhất. Để linh hồn tôi (không biết con người có linh hồn hay không) có thể bay đi, hãy cười với tôi, hát cho tôi, nhảy nữa nhé! Linh hồn tôi trên thiên đường sẽ nhảy múa cùng mọi người.

Tạm biệt! Người yêu dấu của tôi! Tôi rất vui vì đã gặp và quen biết tất cả các bạn trong cuộc đời này.

Lưu ý rằng cách tôi chết được thực hiện vào cuối đời. Các bạn trẻ ơi, đừng dễ dàng từ bỏ cuộc đời. Thất bại nhất thời có thể chỉ là cơn giận của 1 cuộc đời tươi đẹp. Tôi mong các bạn có thể vượt qua thử thách và sống đến 60, 70, 80 tuổi như tôi. Khi không còn sức mạnh thể chất nữa mới chọn cách đối mặt với cái chết. Mong rằng đến lúc đó con người sẽ tìm ra cách thật nhân văn để giúp đỡ những người già ra đi vui vẻ.

Các bạn ơi, hãy dũng cảm lên, sống với “cái tôi” mạnh mẽ, xứng đáng với chuyến hành trình trong thế giới này! Thế giới này tuy không hoàn hảo nhưng cũng có đủ loại niềm vui, nỗi buồn và sự bất ngờ! Đừng bỏ lỡ những điều tuyệt vời thuộc về bạn!

Có quá nhiều điều để nói. Cuối cùng, tôi chúc các bạn sức khỏe, hạnh phúc và sống 1 cuộc đời vô tư, không gò bó!

*****

Từ năm 2019, Quỳnh Dao cũng từng công bố di thư và dặn dò 2 con lo chuyện hậu sự. Bà đưa ra yêu cầu: Cho dù có bệnh tật nghiêm trọng thế nào cũng không được làm phẫu thuật, không đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt, không sử dụng ống thở hỗ trợ, không miễn cưỡng áp dụng các biện pháp cấp cứu, chỉ cần để bà ra đi một cách không đau đớn là được.

Bên cạnh đó, Quỳnh Dao cũng nói rõ bà mong muốn tang lễ của mình thật đơn giản, không tổ chức theo nghi thức, không đăng cáo phó, không tổ chức lễ truy điệu, tưởng nhớ, không đốt vàng mã, không lập linh vị, không cần cúng bái vào ngày giỗ, tiết Thanh Minh… Bà quan niệm: “Cái chết là việc riêng của gia đình, nên tốt nhất là không làm phiền đến những người xung quanh, nhất là giới hâm mộ”. Nữ nhà văn cũng căn dặn gia đình sau khi lo hậu sự hoàn tất mới công khai cái chết của bà, như thế tránh dư luận báo chí lấy làm đề tài, gây phiền lòng đến người thân trong gia đình.

Di thư của nữ sĩ Quỳnh Dao chấn động mạng xã hội Trung Quốc- Ảnh 2.
Từ năm 2019, bà đã chuẩn bị hậu sự cho mình

Quỳnh Dao sinh năm 1938, tại Tứ Xuyên (Trung Quốc) trong 1 gia đình có truyền thống giáo dục. Bà cũng có họ hàng xa với cố nhà văn Kim Dung và Từ Chí Ma. Những tiểu thuyết để đời của Quỳnh Dao có thể kể đến như Thủy Vân Gian, Triều Thanh, Hoa Mai Lạc, Hải Âu Phi Xứ, Dòng Sông Ly Biệt, Hoàn Châu Cách Cách, Một Thoáng Mộng Mơ… Tiểu thuyết của Quỳnh Dao được đánh giá là những áng văn chau truốt về tình thơ ý họa, cảnh sắc tuyệt đẹp mà đến nay vẫn chưa ai có thể vượt qua.

Các tác phẩm của bà sau khi chuyển thể thành phim đều nhận được sự yêu thích, và cũng là bàn đạp nổi tiếng cho nhiều diễn viên như Triệu Vy, Lâm Tâm Như, Trần Đức Dung, Tưởng Cần Cần, Cổ Cự Cơ, Tô Hữu Bằng…. Trong đó, Hoàn Châu Cách Cách xếp vào hàng tác phẩm truyền hình kinh điển và là “bảo vật trấn đài” của màn ảnh Trung Quốc.

Mối tình đầu của Quỳnh Dao có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời và sự nghiệp của bà.

(Minh Hồng – Kenh 14VN)

Lúc sinh thời, Quỳnh Dao là “bà hoàng” của dòng văn học lãng mạn, có những tác phẩm nổi tiếng Thủy Vân Gian, Triều Thanh, Hoa Mai Lạc, Hải Âu Phi Xứ, Dòng Sông Ly Biệt, Hoàn Châu Cách Cách, Một Thoáng Mộng Mơ… Đời tư của bà cũng đầy drama không thua kém gì những tác phẩm bà viết. Đặc biệt, mối tình đầu ngang trái đã để lại dấu ấn cực lớn với cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn này.

Quỳnh Dao từng tuyệt vọng tự tử vì bị cấm yêu thầy giáo góa vợ hơn 25 tuổi- Ảnh 1.
Quỳnh Dao có đời tư drama chẳng kém những tác phẩm bà viết

Suốt thời niên thiếu, Quỳnh Dao luôn tự ti vì có 1 người em gái vô cùng xuất chúng. Ở trường học, nhà văn từng là 1 học sinh nổi loạn. Bà không chịu học hành môn gì khác ngoài Ngữ văn, đồng thời thường xuyên có những ý tưởng, lý luận kỳ quái. Quỳnh Dao bộc lộ rõ là 1 người đa sầu đa cảm, mê đắm văn chương và có trí tưởng tượng khác thường. Chính vì vậy nên bạn bè đã gọi Quỳnh Dao là “Lâm Đại Ngọc” (nhân vật chính trong Hồng Lâu Mộng), vì lúc nào trông bà cũng phảng phất vẻ u sầu, tâm tình treo mây treo gió như nhân vật này.

Cũng vì mang tâm hồn nhay cảm nên Quỳnh Dao cũng yêu sớm hơn bạn bè. Tuy nhiên mối tình đầu của nữ sĩ lại không phải những cậu trai cùng lứa, mà là thầy giáo dạy văn Tưởng Nhân hơn bà 25 tuổi. Dù thầy giáo trung niên đã góa vợ, nhưng mối quan hệ với Quỳnh Dao vẫn bị cho là sai trái. Họ chỉ có thể yêu nhau trong âm thầm.

Vì chìm đắm trong tình yêu mà Quỳnh Dao chểnh mảng việc học hành. Sau khi trượt đại học, gia đình cũng phát hiện chuyện hẹn hò của bà và ngăn cấm kịch liệt. Thầy Tưởng Nhân bị đuổi việc vì “dám” yêu đương với học sinh và cũng để tách khỏi cô nữ sinh trẻ. Cú sốc đầu đời này đã khiến cô nữ sinh vốn yếu đuối nhạy cảm không chịu đựng được, thậm chí đã tìm cách tự vẫn để phản kháng. May mắn là sau đó Quỳnh Dao được người nhà phát hiện kịp thời. Bà tỉnh ngộ, cố gắng thi lại đại học lần 2 nhưng vẫn trượt nên quyết định từ bỏ con đường học hành và chuyên tâm cho việc sáng tác văn học.

Quỳnh Dao từng tuyệt vọng tự tử vì bị cấm yêu thầy giáo góa vợ hơn 25 tuổi- Ảnh 2.
Mối tình đầu của Quỳnh Dao là thầy giáo dạy văn hơn 25 tuổi

Mối tình đầu đẫm nước mắt đã tạo cảm hứng để Quỳnh Dao viết nên tác phẩm đầu tay Song Ngoại (Bên Ngoài Cửa Sổ). Tiểu thuyết này nói về mối tình thầy – trò như tự sự lại câu chuyện của Quỳnh Dao và Tưởng Nhân. Lời đề tựa của cuốn sách ghi: “Nếu 2 người không thể ở bên nhau, vậy hãy kể lại tình yêu của họ trong một cuốn sách để mọi người phải biết đến”. Về sau, Song Ngoại được chuyển thể thành phim, minh tinh Lâm Thanh Hà đóng vai chính.

Cuốn sách này đạt được thành công nhưng cũng là thứ phá hủy cuộc hôn nhân đầu tiên của Quỳnh Dao. Người chồng Mã Khánh Sâm vô cùng phẫn nộ, xấu hổ vì Song Ngoại viết về chuyện tình của vợ với thầy giáo. Cảm thấy việc công khai chuyện riêng của vợ với thiên hạ là điên rồ và thiếu đức hạnh, ông đã viết bài hạ thấp Quỳnh Dao trên báo. Bài báo này đã đặt dấu chấm hết cho cuộc hôn nhân 5 năm của họ. Nữ nhà văn thẳng thừng đề nghị ly hôn mà không cần mảy may suy nghĩ nhiều.

Quỳnh Dao từng tuyệt vọng tự tử vì bị cấm yêu thầy giáo góa vợ hơn 25 tuổi- Ảnh 3.
Song Ngoại được chuyển thể thành phim, nhưng cũng đặt dấu chấm hết cho cuộc hôn nhân đầu tiên của Quỳnh Dao
(Nữ tài tử Tăng Thanh Hà vai chính trong Song Ngoại)

Quỳnh Dao tên thật là Trần Triết, sinh năm 1938, tại Tứ Xuyên (Trung Quốc) trong 1 gia đình có truyền thống giáo dục. Bà cũng có họ hàng xa với cố nhà văn Kim Dung và Từ Chí Ma. Những tiểu thuyết để đời của Quỳnh Dao có thể kể đến như Thủy Vân Gian, Triều Thanh, Hoa Mai Lạc, Hải Âu Phi Xứ, Dòng Sông Ly Biệt, Hoàn Châu Cách Cách, Một Thoáng Mộng Mơ… Tiểu thuyết của Quỳnh Dao được đánh giá là những áng văn chau truốt về tình thơ ý họa, cảnh sắc tuyệt đẹp mà đến nay vẫn chưa ai có thể vượt qua.

Các tác phẩm của bà sau khi chuyển thể thành phim đều nhận được sự yêu thích, và cũng là bàn đạp nổi tiếng cho nhiều diễn viên như Triệu Vy, Lâm Tâm Như, Trần Đức Dung, Tưởng Cần Cần, Cổ Cự Cơ, Tô Hữu Bằng…. Trong đó, Hoàn Châu Cách Cách xếp vào hàng tác phẩm truyền hình kinh điển và là “bảo vật trấn đài” của màn ảnh Trung Quốc.

******

Cuộc đời đầy sóng gió của nữ văn sĩ Quỳnh Giao

Ngọc Huyền

Quỳnh Dao có 1 người em trai song sinh và 2 người em nữa (1 trai, 1 gái). Trong đó, em gái Trần Cẩm Xuân là tiến sĩ ngành vật lý hạt nhân Đại học Wisconsin (Mỹ). Lúc nhỏ thành tích học tập của Quỳnh Dao không bằng em gái khiến bà rất tự ti, mãi đến khi tốt nghiệp trung học và trở thành nhà văn nổi tiếng, bà mới có lòng tin vào bản thân.

Mối tình đầu trái ngang

Tác giả của hàng loạt tiểu thuyết được chuyển thể thành phim kinh điển như: Hoàn Châu cách cáchDòng sông ly biệtXóm vắngHải Âu phi xứ… để lại thư cho con trai trước khi qua đời.

Năm 1949, Quỳnh Dao theo cha mẹ di cư tới Đài Loan, đến năm 1958 mới có dịp trở về Bắc Kinh gặp lại những người thân.

Thời đi học, Quỳnh Dao từng là một thiếu nữ nổi loạn, không chịu học hành, ngoại trừ môn văn, đồng thời thường xuyên có những ý tưởng, lý luận bất thường.

Là người đa sầu đa cảm, mê đắm văn chương và có trí tưởng tượng khác thường, Quỳnh Dao từng được bạn bè trung học gọi bằng biệt danh Lâm Đại Ngọc (nhân vật chính trong Hồng Lâu Mộng) vì lúc nào trông bà cũng phảng phất nỗi buồn, tâm tình đa sầu đa cảm.

Bà trải qua 2 lần thi đại học nhưng không thành công. Đây là vết thương lòng của Quỳnh Dao. Chính vì sự thất bại đó nên bà chuyên tâm vào việc sáng tác.

Thời gian đó Quỳnh Dao bắt đầu yêu. Mối tình đầu của bà để lại nhiều dấu ấn với không ít ngang trái vì người bà đem lòng si mê là thầy giáo dạy văn góa vợ, hơn mình tới 25 tuổi. Mối quan hệ này bị dư luận thời đó cho là là sai trái nên họ chỉ có thể yêu nhau trong âm thầm.

Sau này, vì tình mà Quỳnh Dao xao lãng chuyện học. Sau khi trượt đại học, gia đình phát hiện chuyện hẹn hò của bà và ngăn cấm kịch liệt. Thầy (tên Tưởng Nhân) bị đuổi việc vì chuyện yêu đương học sinh. Cú sốc đầu đời này khiến bà không chịu đựng được, thậm chí đã tìm cách tự vẫn để phản kháng. May mắn là sau đó bà được người nhà phát hiện kịp thời. Bà quyết định từ bỏ con đường học hành và chuyên tâm cho việc sáng tác.

Năm 1959, bà lập gia đình khi mới 21 tuổi với Mã Sâm Khánh và có một con trai. Cuộc hôn nhân của bà tan vỡ 5 năm sau đó. Năm 1979, bà kết hôn lần hai với ông Bình Hâm Đào – từng là Tổng biên tập tạp chí Hoàng Quán.

Được chồng hỗ trợ

Từ năm 16 tuổi, bà viết bộ tiểu thuyết đầu tay Vân ảnh. Năm 24 tuổi, bà viết gần 100 tập truyện ngắn, 2 bộ tiểu thuyết Tầm mộng viện và Hạnh vân thảo. Năm 1963, tác phẩm Song ngoại được phát hành rộng rãi, đánh dấu bước khởi nghiệp của bà. Đến nay bà đã sáng tác 56 bộ tiểu thuyết, trong đó 17 bộ dựng thành phim truyền hình và điện ảnh.

Quỳnh Dao và Bình Hâm Đào hạnh phúc bên nhau những ngày tháng bên kia con dốc cuộc đời.

Nhưng để có thể trở nên nổi tiếng, Quỳnh Dao phải cần đến sự trợ giúp. Bình Hâm Đào là người góp sức chắp cánh cho sự nghiệp văn chương của bà vì khi ấy ông là một tổng biên tập, thường xuyên đăng truyện bà viết.

Giữa 2 người dần nảy sinh tình cảm dù Bình Hâm Đào đã có vợ con. Sau này bà Lâm Uyển Trân – chính thất của ông đã phát hành một cuốn sách để kể lại việc Quỳnh Dao đã phá hoại hạnh phúc gia đình bà như thế nào.

Năm 1979, sau 16 năm chung sống trong bóng tối, Quỳnh Dao (khi đó 41 tuổi) kết hôn với Bình Hâm Đào (52 tuổi). Năm 2019, người bạn đời Bình Hâm Đào đã từ biệt bà sau 40 năm chung sống.

Năm 2018, ở vào tuổi 80, Quỳnh Dao công khai một bức thư dặn dò người thân, trong đó, bà ghi rõ dù có bệnh tật nghiêm trọng cũng không được làm phẫu thuật, không đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt, không sử dụng ống thở hỗ trợ, không miễn cưỡng áp dụng các biện pháp cấp cứu, chỉ cần để bà ra đi một cách không đau đớn là được.

Bên cạnh đó, Quỳnh Dao cũng nói rõ bà mong muốn tang lễ của mình diễn ra đơn giản, không tổ chức theo nghi thức, không đăng cáo phó, không tổ chức lễ truy điệu, tưởng nhớ, không đốt vàng mã, không lập linh vị, không cần cúng bái vào ngày giỗ, tiết Thanh minh…

Năm 2020, Quỳnh Dao tuyên bố không sử dụng mạng xã hội vì nhận ra “những năng lượng tiêu cực”. Những năm tháng cuối đời bà sống lặng lẽ một mình.

Nguồn:TN

(Tổng hợp)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *