RA MẮT SÁCH TẠI ÚC CHÂU VÀO THÁNG 11/2008 CỨU TRỢ THƯƠNG BINH & QUẢ PHỤ TỬ SĨ VNCH

TƯỜNG TRÌNH BUỔI PHÁT HÀNH TÁC PHẨM “Ở CUỐI HAI CON ĐƯỜNG” CỦA PHẠM TÍN AN NINH TẠI SYDNEY VÀO NGÀY 02.11.2008

Phùng Nhân ( Báo Việt Luận)

Vào lúc 1:30pm ngày mùng 2 tháng 11 năm 2008. Tại Trung Tâm Sinh Hoạt Văn Hóa Cộng Đồng Người Việt NSW Sydney, nhóm bạn cựu học sinh trường Trung Học Võ Tánh Nha Trang và thân hữu Úc Châu, đã tổ chức một buổi phát hành tập truyện ngắn Ở Cuối Hai Con Đường của nhà văn Phạm Tín An Ninh để trợ giúp thương phế binh VNCH tại quê nhà. Đây là một buổi phát hành sách đã qui tụ được nhiều thành phần trẻ, thành phần trí thức, cựu quân nhân và các đoàn thể tổ chức chánh trị. Mà gần như trong mấy chục năm qua, chưa có cuộc sinh hoạt văn hóa phát hành sách nào ở Sydney mà có được sức thu hút đông đảo như lần nầy. Có thể nói đây là một sự thành công, đã vượt ra ngoài dự định của mọi người, nên ban tổ chức phải sắp đặt thêm ghế ngồi mà không đủ. Cuối cùng phải đứng thêm một vòng ngoài thật là đông, chính điều đó đã thổi lên một luồng sinh khí cho nền văn hóa lưu vong ở đây, mà từ lâu rồi sinh hoạt loại nầy đã bị lảng quên trong thầm lặng.

Theo một lẽ rất thông thường, một cuốn sách cho dù có hay đến cỡ nào, thì nó cũng cần phải có thử nghiệm với thời gian. Tới chừng đó, thì nó mới được nổi tiếng, hay trở thành The best seller. Nhưng cuốn Ở Cuối Hai Con Đường, thì nó đã trở thành một hiện tượng nóng bỏng tại Úc Châu. Ngày phát hành đầu tiên, nó đã cuốn hút đọc giả đến tham dự có lẽ trên 800 người là ít.

một cử tọa đông đảo

Có một điều đáng nói ở đây, là tác giả hiện đang sinh sống tại Na Uy. Mà sự nghiệp cầm viết của anh cũng chỉ mới đây thôi, như anh đã từng tâm sự. Vì sự cầm viết của anh, không phải bắt nguồn tự một việc mưu sinh. Mà nó chỉ bắt nguồn thuần túy của một con người đã sống, và đã từng bị vùi dập đối xử bất công trong đạo lý làm người. Khi anh đã trình diện đi học tập cải tạo trong các trại tù, từ miền Nam rồi họ chuyển anh ra tận ngoài miến Bắc thời tiết lạnh muốn thấu xương, mà tất cả tù nhân cho dù đang bị giam giữ ở bất cứ trại nào. Khi tiếng kẻng báo thức từ lúc tinh mơ, thì phải sắp hàng đi theo người cảnh binh họ dắt lên rừng, hay lội xuống nước để làm lao dịch mà không có đồ để bận chống lạnh.

Chính ở những nơi đây, ma thiêng nước độc, đã quậc ngả rất nhiều bạn đồng đội, đồng ngũ của anh, đã làm cho anh không còn đủ nước mắt để khóc than trong những giờ phút lâm chung tuyệt vọng như vậy. Nên bao chuyện bể dâu cứ chất chứa mải trong đầu, cho đến một ngày kia thì anh được đi định cư bên xứ tuyết Na Uy. Thì bao nhiêu chuyện ấy nó đã tuần tự lên mầm, bắt đầu mọc ra như một đám mạ non. Sau bao tháng năm héo hon vì khô hạn, bây giờ gặp thời tiết thuận hòa, có gió có mưa nên đám mạ ấy tự nhiên ngậm sương kết hột, để trở thành một đám ruộng phì nhiêu. Mà Phạm Tín An Ninh, anh chỉ cần đưa liềm ra gặt bó, chớ không cần phải đi tìm kiếm đâu xa.

Chính nhờ những chất liệu phù sa đó, mà vun bón cho tác phẩm đầu tay của anh nó được trúng mùa. Từ ngôn ngữ, cho tới câu văn. Cách dựng truyện cũng không cần nhiều hư cấu, mà anh viết nó lại một cách bình thường, rồi sắp xếp thành từ truyện, từ trang. Nhưng mỗi trang sách của Phạm Tín An Ninh, nó bắt con người ta trăn trở. Khi đọc đến những đoạn đời khổ nạn mà anh đã trải qua, cũng như bao biến cố đau thương của dân tộc. Từ ông quản giáo Nguyễn Văn Thà trong truyện Ở Cuối Hai Con Đường, cho tới truyện Người Bán Sách Trên Bãi Biển Nha Trang. Đọc giả sẽ bắt gặp nơi đây, tác giả thường mở rộng lòng mình, cũng như mở rộng cốt truyện thật lớn mênh mông, để từ đó dòng chảy nhân ái của con người sẽ tuôn tràn vào trong cuộc sống thân yêu bất tận.

Có lẽ đó là những chuyện đời, mà tác giả đã từng chung đụng, tác giả đã từng ra sức cưu mang. Cho nên từ nơi mạch văn, con chữ đã tự nó nói lên một cảm xúc rất tự nhiên, khiến cho đọc giả có cảm giác là chuyện đó đã từng xảy ra đâu đây gần lắm. Cũng chính vì niềm cảm xúc mạnh mẽ đó, mà dường như trong tập truyện đầu tay nầy đã xóa nhòa ranh giới, giữa hư cấu và chuyện thật ngoài đời. Nên 16 cái truyện ngắn trong tập truyện nầy, là 16 cảnh đời đang xảy trước mắt của chúng ta. Chính vì bao lẽ đó mà có người đã khóc, khi đọc tập truyện nầy còn trên Internet, hay những bài mà các báo chí trích đăng lại kể từ khi nó còn là những mảnh giấy rời.

Mở đầu chương trình nhà báo Lưu Dân, cho chiếu slide show về cuộc đời niên thiếu của tác giả. Từ khi đi học cho đến lúc vào đời, cho đến khi anh đi vào quân đội. Rồi cuộc chiến đã tàn, Phạm Tín An Ninh cũng như bao nhiêu người sĩ quan quân đội Cộng Hòa Miền Nam thời đó. Anh phải đi học tập cải tạo, từ miền Nam ra tận ngoài miền Bắc xa xôi. Để cho anh tích lũy đầy ắp trong đầu, những điều tai nghe mắt thấy.

Bên cạnh những hình ảnh hào hùng, như cấm lại ngọn cờ trên cổ thành Quảng Trị thân yêu là hình ảnh của những người lính thương phế binh tay chân đã mất, họ lây lất cuộc sống qua ngày. Mà thời buổi nầy, nếu con người có đủ sức khỏe cũng phải gặp khó khăn trong việc mưu sinh. Còn những người thương phế binh nầy, họ biết làm gì để sống. Thế mà họ vẫn tồn tại như một chứng nhân lịch sử, dù lịch sử rất đau thương, mà họ đã đem thân thể của mình ra hy sinh trong cuộc chiến.

Vậy mà họ đã sống âm thầm như vậy trong những năm qua. Như một cái bóng bên đường, để chờ ngày xuôi tay nhắm mắt. Bao nhiêu hình ảnh đó, đã gây ra một nỗi đau đớn ngậm ngùi. Khiến cho tất cả hội trường, dường như có giọt lệ xót thương. Cho dẫu muộn màng, nhưng đã nói lên được một điều thầm kín.

Chính sự thôi thúc bất ngờ đó, nó không dự báo trước cho anh để trở thành một nhà văn. Nhưng rồi khi cuốn sách được phát hành, anh được bạn bè thân hữu gọi cho một cái tên thân ái. Nhà văn Phạm Tín An Ninh của đất Nha Trang, quê vợ Ninh Hòa, đã đến Sydney trong vòng tay chào đón của bạn bè. Mà việc làm đó nó cao cả to lớn xiết bao, khi khán giả ngồi nghe Ban Tổ Chức giới thiệu.

LS Nguyễn Văn Thuần, TBTC giới thiệu tác giả

Luật sư Nguyễn Văn Thuần, sau khi trình bày ý nghĩa và việc làm của ban tổ chức. Sau đó anh tuyên bố là tất cả số tiền bán sách, trừ lại phần chi phí in ấn phát hành. Còn bao nhiêu thì ban tổ chức, cũng như tác giả sẽ trao tận tay đến những người lính thương phế binh của thời Việt Nam Cộng Hòa, hiện còn đang sống vất vưởng ở quê nhà. Nhưng số tiền đã kiếm được hôm nay, trước hết là anh xin cúi đầu trước tấm lòng nhân hậu của nhà văn Phạm Tín An Ninh. Để cho ban tổ chức một tác phẩm Ở Cuối Hai Con Đường, mới có điều kiện mà giúp đỡ thương phế binh, được cô bác anh chị em ủng hộ thật là đông đảo.

Tiếp theo là nhà văn, cũng là nhà báo Phan Lạc Phúc, ký giả Lô Răng đã từng lừng lẫy một thời. Được giới thiệu là người điểm sách hôm nay, làm cho tất cả hội trường đều im lặng. Ông Phan Lạc Phúc cũng không đề cập đến nội dung cuốn sách gì nhiều, mà ông chỉ có nói chung chung giữa con người cầm viết với nhau. Muốn viết được điều gì tốt, thì trước hết nhà văn phải có cái tâm thật tốt.

nhà văn Phan Lạc Phúc giới thiệu tác phầm

Cũng chính vì điều suy nghĩ đó, mà ông xem cái truyện ngắn Ở Cuối Hai Con Đường là một cái truyện tiêu biểu nhứt. Để từ đó, tác giả đã chọn nó làm một cái tên cho tập truyện. Còn cuốn sách ông xin để lại cho đọc giả cầm về nhà rồi sẽ đọc sau, bởi vì ông mới vừa nhận cuốc sách nầy ngày hôm qua, thì ông không thể có nhận xét cách gì cho đúng với vị trí của nó trong tủ sách gia đình, mà cô bác anh chị em ở thành phố Sydney đang tham dự.

Tiếp theo là bác sĩ Đào Quang, một bác sĩ chuyên khoa về xương rất nổi tiếng ở vùng Liverpool. Ông Đào Quang cho biết, đây là lần tiên ông được tham dự một buổi phát hành sách như thế nầy. Vì khi đi vượt biên với cha mẹ tới đây chỉ mới có mấy tuổi, nên nói tiếng Việt không được rành. Nhưng ông cũng ráng đọc, để biết được nội dung của cuốn sách nầy, tác giả Phạm Tín An Ninh đả gởi gấm những gì trong đó, mà trong mấy ngày qua đã được các cơ quan truyền thông, cũng như báo chí họ đề cập đến rất nhiều.

Chính ông cũng không ngờ, tập truyện ngắn đã lôi cuốn thật là dữ dội. Cũng như nó đã khuấy động tâm tư của ông, khi biết được cha mẹ ông, dân tộc ông đã chịu qua một thời kỳ đen tối. Một thời kỳ lao dịch khổ sai, mà hầu như từ trước tới nay ông chưa bao giờ hình dung ra nổi.

Ngày hôm nay nhờ đọc cuốn truyện nầy, ông mới hiểu được chính cuộc đời của ông, địa vị của ông ngày hôm nay có được, là nhờ những người lính như Phạm Tín An Ninh đã đem thân ra bảo vệ. Để rồi hôm nay những mẩu chuyện nầy, lưu dấu lại cho mai sau, nên ngày hôm nay đối với ông rất là trân trọng. Có lẽ nhờ nó, mà ông sẽ mở rộng tầm nhìn ra trong thời đại hiện giờ. Ông sẽ sát cánh với thệ của ông, để từ đó đi đúng theo con đường mà thề hệ cha ông đã từng đi trước…

Phải nói đây là một gương mặt trẻ, một thành phần trẻ. Đã nói lên được tiếng nói của thế hệ mai sau, biết kề vai gánh vác những gì mà cha ông làm còn dang dở. Vì thế mà sau khi dứt lời, một tràng pháo tay tán thưởng nổi lên, để chuyển lửa về đến tận quê nhà, mà hiện nay ở trong nước người dân còn đang gánh chịu rất nhiều áp bức.

Bác sỉ trẻ Đào Quang nhận định về tác phẩm

Tiếp theo là phần phát biểu của tác giả Phạm Tín An Ninh, anh cho biết ý nguyện của anh, là ghi lại những mẩu chuyện có liên quan tới cuộc sống. Những chuyện để nói lên bao nỗi khổ đau của dân tộc, mà anh đã có một thời kỳ chịu đựng và vượt qua.

Anh viết lại cuốn sách nầy, không phải để khêu lại lòng thù hận. Mà anh muốn nói lên lòng trắc ẩn của con người, trong quá khứ cũng như hiện tại, đến lúc nào đó cũng phải đối diện với lương tâm. Chỉ có tình người, và lòng nhân ái mới là bền vững. Còn những tội ác, hay những chủ nghĩa cực đoan do một số người lãnh đạo dựng lên. Nó chỉ là một bóng mây đen trong thời kỳ đen tối, rồi đây nó sẽ bị dẹp tan, phá bỏ.

tác giả tâm tình cùng đồng hương

Tiếp đến là chương trình văn nghệ thật là phong phú, Ban Phượng Tím đã hát một lượt 3 bản Hòn Vọng Phu. Giọng hát vút lên cao, như đưa hồn người vào thời chinh chiến. Mà ở đó hình bóng chinh nhân, một thanh gươm trên lưng ngựa đang xông pha nơi chốn sa trường. Khiến cho người nghe càng thêm đem lòng hoài cảm. Cũng như trong 16 truyện ngắn của Phạm Tín An Ninh, đã được xây dựng trên tình người. Của sự thủy chung, của nền đạo lý bây giờ và cho cả mai sau không hề lay chuyển.

Ban Hợp Ca Phượng Tím

Cuối cùng trong buổi ra mắt sách, ban tổ chức đã trao cho ông Nguyễn Thanh Thuỷ, đại diện cho Hội Thương Phế Binh Quân Lực VNCH/NSW một số tiền là 10,000 Úc kim/-

tác giả nhận quà lưu niệm từ anh Thủy, Hội TPB NSW

Phùng Nhân VietLuanOnline.com


***************************

ĐỒNG BÀO MELBOURNE NỒNG ẤM CHÀO ĐÓN NHÀ VĂN

PHẠM TÍN AN NINH

Khoảng trên 300 đồng hương tị nạn Melbourne đã có mặt tại trung tâm YMCA Footscray, vào 2 giờ chiều chủ nhật 09.11 vừa qua, tham dự buổi ra mắt tập truyện “Ở Cuối Hai Con Đường” của nhà văn quân đội Phạm Tín An Ninh, đến từ Nauy.

Buổi ra mắt do Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH Victoria phối họp cùng một số thân hữu, chiến hữu đã từng sát cánh chiến đấu trước 1975 với tác giả, đồng tổ chức. Sau phần nghi thức hát quốc ca, chào quốc kỳ Việt-Úc, MC Quốc Việt của đài phát thanh chương trình Việt Ngữ SBS đã giới thiệu sơ lược về “thân thế và tiểu sử tác giả”. Theo đó nhà văn Phạm Tín An Ninh vốn là một sĩ quan QLVNCH, khóa 18 Thủ Đức. Cuộc đời binh nghiệp của anh là những chuỗi ngày trong chiến trường binh lửa, ở những giai đoạn binh đao ác liệt nhất trong chiến tranh chống xâm lăng Cộng sản trước 1975. Sau 1975 chung với phần số đau đớn của toàn thể quân dân miền Nam, anh đã bị CSVN cầm tù 8 năm, gọi là học tập cải tạo. Và chính cuộc đời binh nghiệp với tình chiến hữu, và trong lao lý khổ sai của những nhà tù CSVN, đã là chất lượng, là động lực cho 18 truyện ngắn của Phạm Tín An Ninh ra đời. Sau phần giới thiệu sơ lược của MC Quốc Việt, ông Chủ tịch Hội CQN/QLVNCH Victoria, Nguyễn Việt Long thay mặt các cựu quân nhân VNCH cũng như đồng bào tị nạn Victoria, chào mừng và cảm tạ nhà văn Phạm Tín An Ninh. Trong phần nói chuyện, có đoạn ông Nguyễn Việt Long nhấn mạnh : ..”Cuộc đấu tranh nhân quyền cho dân tộc VN ngày hôm nay nó thiên hình vạn trạng, sự tham gia cũng đa dạng.

Nữ LS trẻ Nguyễn Huỳnh Nha Trang nhận định về tác phẩm

Cuốn sách Ở Cuối Hai Con Đường của nhà văn quân đội Phạm Tín An Ninh là một đóng góp cần thiết vì nó nói lên tính nhân bản của người quốc gia và cái vô nhân của Cộng Sản. Cái hay của nhà văn là truyện nào cũng gây xúc động cho người đọc vì anh viết bằng tấm lòng nhân hậu của một người Việt quốc gia chân chính. Anh thay mặt cho người lính VNCH nói lên nỗi gian truân hào hùng của QLVNCH trong công cuộc chiến đấu chống lại bọn Cộng sản Bắc Việt xâm lược, nhưng không hận thù. Anh gây lại niềm tin mà ông cha ta đã dạy : Lấy chính nghĩa để thắng hung tàn Đem chí nhân mà thay cường bạo. Cám ơn Anh Phạm Tín An Ninh đã dùng hết thì giờ và tâm huyết còn lại của mình tạo ra tài chánh giúp anh em Thương Phế Binh VNCH còn ở quê nhà , đó cũng là những người đã hy sinh nhiều nhất và thiệt thòi nhất. Anh em cựu quân nhân chúng tôi rất trân trọng nghĩa cử huynh đệ chi binh của nhà văn quân đội Phạm Tín An Ninh…” Trọng điểm của buổi ra mắt tập truyện Ở Cuối Hai Con Đường là phần tâm tình của Nhà Văn Phạm Tín An Ninh. Tác giả đã chỉ nói rất ít về tác phẩm của mình, và luôn từ chối danh xưng anh là một nhà văn. Anh nói rằng toàn bộ 18 truyện ngắn trong “Ở Cuối Hai Con Đường” chỉ là những câu chuyện thực, đã xảy ra trong chính đời anh, hoặc xảy ra cho chiến hữu, đồng bào mà anh có phần trực tiếp tham dự. Anh chỉ mộc mạc ghi lại, không một tham vọng được đánh giá như một nhà văn. Trong phần tâm tình với khá thính giả,là những câu hỏi liên quan đến nội dung cũng như chi tiết thực tế của những câu chuyện trong “Ở Cuối Hai Con Đường”. Và chính ở trong phần này, cử tọa đã cảm nhận được tấm lòng tha thiết với quê hương dân tộc của tác giả. Ở đó là triền miên và nặng trĩu những tình cảm sâu xa, những gắn bó đồng bào trong suốt thời gian của chiến tranh của lao lý Cộng Sản, của truân chiên đói khổ dưới sự cai trị của CSVN. Đặc biệt, tác giả tự đáy tâm can, tỏ lòng ngưỡng mộ những người mẹ, người vợ, người em Việt Nam…trong mọi hoàn cảnh luôn đỡ đần, gánh vác mọi niềm đau nỗi cực cho người thân ruột thịt, của láng giềng , chòm xóm..

tác giả trả lời câu hỏi của báo chí và dộc giả

Người ta có thể đo được lòng mến mộ của đồng bào Melbourne đối với nhà văn Phạm Tín An Ninh, xuyên qua những phút yên lặng như nghe được cả tiếng thở của một hội trường hơn 300 người mỗi khi Phạm Tín An Ninh nói về chi tiết nào đó trong “Ở Cuối Hai Con Đường”, tiếp đó là những tràng pháo tay vang động giành cho tác giả. Được biết buổi ra mắt “Ở Cuối Hai Con Đường”được đánh giá là thành công tuyệt vời, với số sách mang theo đã được bán toàn bộ. Tât cả số tiền hơn 7.000 bán sách đã được tác giả Phạm Tín An Ninh trao tặng cho Hội Thương Phế Binh VNCH Victoria để gởi về VN làm quà Tết, đến các Thương Phế Binh VNCH, đang chịu muôn vàn những hẩm hiu ở trong nước hiện nay. Buổi ra mắt “Ở Cuối Hai Con Đường” đã kết thúc vào khoảng 5 giờ 30 chiều, trong lưu luyến của mọi người với tác giả Phạm Tín An Ninh.

Người Melbourne ghi nhanh

(Tuần Báo Nhân Quyền)

********************************

TƯỜNG THUẬT BUỔI RA MẮT TẬP TRUYỆN Ở CUỐI HAI CON ĐƯỜNG TẠI  NAM ÚC

(ADELAIDE)

Nhận lời mời của BS Ngô Anh Tuấn Hội trưởng Hội bạn TPB-VN, chúng tôi có mặt tại hall Balan, địa điểm tổ chức Đại Hội Thường Niên năm 2008  vào lúc 5.30 chiều Thứ Bảy 08-11-2008, thì đã thấy những  khuôn mặt quen thuộc của anh em trong Ban Chấp Hành và hội viên đang bận rộn với nhiều công việc chuẩn bị để hoàn tất Hội trường và tiếp đón quan khách.  Với hai hàng ghế dành cho quan khách bên trên, còn phía dưới  là những chiếc bàn tròn để dọn ăn sau phần Nghi Thức . Theo lời ông Dư Hữu Chí, Trưởng Ban Tổ Chức  thì năm nay hình thức tổ chức khác hơn mọi năm là  chương trình có thêm khoản tiếp đón Nhà văn Phạm Tín An Ninh ở Na Uy về Nam Úc ra mắt tập truyện Ở Cuối Hai Con Đường và toàn bộ số tiền thu được trong việc bán sách (không trừ bất cứ chi phí nào) được tặng hết cho anh em  TPB VNCH qua Hội bạn TPB-VN. Ngoài ra năm  nay có thêm phần Dạ Tiệc do Nhà Hàng cung cấp nên BTC phải bận rộn thêm việc phân phối vé Dạ Tiệc. Dựa trên  số bàn ghế chuẩn bị chúng tôi dự đoán sẽ có trên dưới 300 người đến dự, một con số cũng khá an ủi cho BTC, tuy nhiên đến giờ khai mạc – nhập tiệc  thì  Hall Balan phải tiếp nhận một con số…  quá tải, trên 370 người ngồi kín 37 bàn tròn, đối với hình thức dạ tiệc, con số nầy gần như là kỷ lục.

Đến 6 giờ thì MC giới thiệu quan khách tham dự. Về phía Úc cũng những nhân vật quen thuộc trong chính quyền đã từng gắn bó với những sinh hoạt của người Việt tỵ nạn tại Nam Úc như Ông Lê văn Hiếu, Phó Toàn Quyền TB, Ông Bill Denny đại diện ông Bộ Trưởng Michael Atkinson và những người bạn đồng Minh Úc RSL v.v…  Về phía Việt thì rất đông đủ các Hội Đoàn đến tham dự như ông chủ Tịch CĐ NVTD NU, ông CT Hội CQNQLVNCH/NU, quý vị đại diện Tôn Giáo Cao Đài Hòa Hảo, các ông  Hội Trưởng Gia Trưởng Thủ Đức, Đà Lạt, Hải Quân, Không Quân, Quân Cảnh; HQ Tao Phùng, Hội VHNT, Hội Nông gia, Hội PHHS, Hội Giáo Chức …,

Sau  phần Nghi Thức Chào cờ & Mặc niệm là phần phát biểu ngắn, gọn được trình bày bằng 2 ngôn ngữ  của ông Trưởng BTC để chào mừng quan khách và giới thiệu nhà văn – ‘‘  thay mặt cho Ban Tổ Chức,  chúng tôi trân trọng gởi đến tất cả quý vị lời chào kính nồng nhiệt nhất.. Sự hiện diện đông đủ của quý vị ngày hôm nay thật là một niềm khích lệ lớn lao cho chúng tôi trên bước đường thiện nguyện mà chúng tôi đã theo đuổi từ mấy năm qua   ….. _ ……

tác giả cùng phu nhân và ái nữ nhận quà lưu niệm của BTC

Đặc biệt hôm nay chúng tôi được hân hạnh tiếp đón một đồng hương cũng là một chiến hữu của chúng tôi trong cuộc chiến cách đây hơn ba thập niên đó là nhà văn Phạm Tín An Ninh từ xứ Na Uy ngàn dậm của Bắc Âu – đến Nam Úc để ra mắt tác phẩm Ở Cuối Hai Con Đường mà chiến hữu đã hình thành từ những hệ lụy với cuộc chiến năm xưa để rồi với ngòi bút nhẹ nhàng và tử tế tác giã đã dẫn dắt người đọc trở về với bản tính chi sơ của con người,  mà một chút nữa đây  tác giã sẽ có dịp để  thưa chuyện cùng quý vị, mời quý vị thưởng thức và ủng hộ. Toàn bộ số  sách bán được hôm nay tác giả sẽ dành cho quỹ cứu trợ Thương Phế Binh VNCH …”

Phần kế đến là phát biểu của BS Hội Trưởng cũng được trình bày bằng 2 ngôn ngữ  để cám ơn quan khách và đồng hương Nam Úc đã ủng hộ từ mấy năm qua … và tính từ ngày vận động thành lập hội cho đến nay Hội đã gởi về giúp đỡ cho  2012 người với số hiện kim trên  $200,000…,

Sau đó theo thứ tự là phần phát biểu của  các ông:  CT Hội CQN/QLVNCH,  Ông Lê Văn Hiếu Phó Toàn Quyền kiêm Chủ Tịch H Đ Đa Văn Hóa Sắc Tộc Sự Vụ và của ông Bill Denny đại diện  Bộ Trưởng Michael Atkinson …

Phần chính của chương trình Đại Hội Thường Niên là Báo Cáo công khai Tài chánh và Sinh Hoạt của Hội trong năm Tài chánh 07-08 vừa qua do các ông Thủ Quỹ Nguyễn Thái Lan và ông TTK Dư Hữu Chí , những chi tiết mà chúng tôi ghi nhận được như sau: Tồn quỹ của Hội còn lại  $ 26,293.29 với những chứng từ đã được trình chiếu trên màn ảnh như hồ sơ kế toán Audit , Statements của Ngân hàng, Danh sách đóng góp trong năm, Biên nhận gởi tiền v.v…ngoài ra những chi tiết nầy còn được công bố rỏ trong Bản Báo Cáo được ấn hành bằng hai ngôn ngữ Anh và Việt . Trong năm qua Hội đã chi ra trên $32000 để gởi trợ giúp cho 314 TPB với 5 đợt cứu xét từ đợt 29 đến đợt 33.

BS Tuấn-tác giả- anh Chí và vợ chồng NS Phan Văn Hưng

Phần đặc biệt của chương trình là tiết mục Ra Mắt Tập Truyện Ở Cuối Hai Con Đường  của nhà văn Phạm Tín An Ninh. Được biết Tác Giả cũng từng là một Quân Nhân tác chiến, tốt nghiệp khóa 18 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, sau chiến tranh cũng đi tù (cải tạo) như hầu hết các quân nhân QLVNCH khác. rồi từ những cái nhìn đầy tình người về cuộc chiến, tác giã đã viết ra tâp truyện nầy để ra mắt và giúp đỡ cho anh em Thương Phế Binh VNCH những người đã chịu đựng dai dẵng tủi nhục với tấm thân tàn phế hơn suốt  33 năm qua. Theo BTC tổng số tiền sách bán được là $ 2340 và tác giả đã trao hết  cho BS Tuấn để gởi về  giúp  cho TPB/VNCH

Phần còn lại của chương trình là dạ tiệc, Sinh hoạt văn nghệ và xổ số. Chương trình kết thúc vào lúc 11.30 tối

Adelaide Thời Báo

*****************************

BUỔI PHÁT HÀNH TẬP TRUYỆN Ở CUỐI HAI CON ĐƯỜNG

TẠI BRISBANE (QUEENSLAND)

Vào lúc 18 giờ 30 thứ Bảy ngày 17-11-2008, tại nhà hàng Darra Seafood Queensland, tổ chức buổi phát hành tập truyện ngắn “Ở Cuối Hai Con Đường”, và bữa cơm gây quỹ giúp gạo Tết anh emThương phế binh/VNCH (TPB) ở quê nhà. Do Nhóm Xe Lăn/QLD (NXL) và nhóm cựu học sinh Trung học Võ Tánh Nha Trang cùng tổ chức.

Mở đầu bằng nghi lễ chào quốc kỳ Việt Úc và phút mặc niệm. Tiếp theo ông Nguyễn Văn Sanh đại diện nhóm cựu học sinh Trung học Võ Tánh Nha Trang giới thiệu thành phần quan khách tham dự: Các hôi đoàn, đoàn thể, các cơ quan báo chí Việt ngữ và gần 350 đồng hương tham dự, đặc biệt có giáo sư Nguyễn Thuyên đến từ Melbourne, luật sư Lê Đình Hồ đến từ Sydney, ban giám đốc Rotary club, ban giám đốc tài chánh Royal Children,s Hospital Brisbane . Tất cả mọi người cùng đón tiếp nhà văn quân đội Phạm Tín An Ninh cùng phu nhân và ái nữ đến từ Na Uy.

Cùng ông bà BS Trần văn Lân và BTC

Bác sĩ Trần Văn Lân trưởng NXL, chào mừng tất cả mọi người tham dự, đặc biệt ngõ lời chào đón nhà văn Phạm Tín An Ninh và gia đình, ông thông báo tài chánh chi thu của NXL gồm 2 phần, 1/ Quỷ đưa các em dị tật bẩm sinh từ Việt Nam sang Úc giải phẩu, số tiền đó do bệnh viện nhi đồng Brisbane tạm giử để chi phí cho các em từ VN sang chữa trị. 2/ Hàng năm NXL gây quỷ 2 lần để giúp gạo định kỳ (6tháng/lần) cho khoảng 400 anh em TPB, và có những khoản chi bất thường như có TPB qua đời không tiền mai táng, TPB nhập viện không tiền mua thuốc chi phí giải phẩu và viện phí. Thông thường những dịp gây quỷ, quyên góp như vậy được bao nhiêu thì chi cho các anh em TPB bấy nhiêu. Kỳ nầy sau những lần kêu gọi trên báo đã được đồng hương đóng góp gạo Tết cho anh em số tiền : $9,100, NXL mong là sau đêm gây quỷ hôm nay sẽ đủ số tiền: $20,000 gởi về kịp Tết cho anh em.

Bác sĩ Lân, cũng phát biểu về tác phẩm “Ở Cuối Hai Con Đường”: Cách đây mấy ngày ông đã nhận và đọc tập truyện của nhà văn Phạm Tín An Ninh, tuy là những mẫu truyện ngắn, nhưng hư cấu được liên tiếp từ chuyện nầy nối tiếp chuyện khác, tác giả muốn trải bày cuộc đời của ông theo vận nước nổi trôi, mà cũng là chính cuộc đời của hầu hết người Việt mình, tuy là nạn nhân của chế độ độc tài phi nhân, nhưng tác gỉa luôn đề cao danh phẩm của con người Việt đầy lòng vi tha, nhân bản …Trong dịp nầy, ông cũng so sánh là hiện nay những nhà văn trong chế độ Việt cộng mỗi lần phát hành sách trong nước cho gần 90 triệu dân thế mà họ chỉ bán được tối đa 3000 quyển, “Ở Cuối Hai Con Đường” đã được đồng bào hải ngoại đón nhận trên 10,000 quyển.

Ông Nguyễn Văn Sanh, ban tổ chức (BTC), đã giới thiệu tác phẩm và tác gỉa, ông cho biết

“Chúng tôi, là những cựu học sinh Trung học Võ Tánh Nha Trang, Phạm Tín An Ninh là người anh, là người đồng môn Võ Tánh ngày xưa, cuộc đời của anh đựoc trải dài trong tác phẩm “Ở Cuối Hai Con Đường”, từng mẫu chuyện từng lời văn anh luôn chia xẻ những đau xót của dân tộc, nỗi thống khổ triền miên của những đồng đội bị chế độ phi nhân CSVN trả thù một cách thô bạo dù là đã bị tàn tật…do đó, hôm nay chúng tôi phối hợp cùng NXL, tổ chức buổi giới thiệu tập truyện đến với đồng hương tại Queensland, số tiền phát hành sách đêm nay, tác gỉa và ban tổ chức sẽ trao cho NXL phát gạo Tết cho anh em TPB quê nhà. Ông Sanh cũng cho biết thêm một chi tiết, trong thời gian nhà văn Phạm Tín An Ninh và gia đình đi phát hành sách từ Na Uy- Hoa Kỳ – Úc tất cả mọi chi phí di chuyển quốc tế cũng như quốc nội đều do gia đình anh Ninh đảm trách, số tiền thu trong những lần phát hành sách chỉ trừ chi phí in ấn, còn lại sẽ trao tặng  Hôi Thương Phế Binh chuyển về giúp đỡ những TPB, cô nhi, quả phụ quê nhà”.

Trong buổi phát hành tập truyện, chị Hương Thuỷ đại diện Hội Phụ Nữ Việt Nam/QLD và cô Đỗ Thị Mỹ Linh đại diện Hậu Duệ Võ Khoa Thủ Đức, lên ngõ lời chào mừng tác gỉa cùng gia đình, đồng thời cũng chia xẻ những gì tác gỉa đã từng chịu đựng và chứng kiến những đồng đội của ông đã hi sinh và đang chịu đựng sự thống trị bởi chế độ phi nhân tại quê nhà…

Tiếp theo, tác gỉa ngỏ lời chào mừng và cảm tạ quan khách có mặt hôm nay, ông nói : “bác sĩ Lân và anh Sanh đã nói nhiều về tôi cũng như tác phẩm của tôi, tôi chỉ muốn thêm điều mà lúc nào trong tôi cũng ray rức là là những hình ảnh đồng đội, những người TPB/VNCH, những cô nhi, những quả phụ, họ đang sống lê lết bên lề xã hội tại quê nhà, họ và gia đình của họ là những nạn nhân đau đớn nhất khi chiến tranh tàn, khi trở thành phế binh bại trận dưới một chế độ bạo tàn phi nhân. Nhất là những quả phụ trong chiến tranh thì hết lòng hi sinh cho con cái, để chồng an tâm cùng đồng đội bảo vệ tổ quốc giang sơn, chiến tranh chấm dứt, chồng trở thành thương binh hay tử sĩ, cũng người đàn bà đó tiếp tục gánh vác nặng trên hai vai….Cái đó là cái thôi thúc tôi viết lên những đoãn khúc nầy, và cũng chính những thôi thúc đó mà tôi và gia đình có dịp gặp gở quý vị trong đêm hôm nay…”

Trong dịp nầy chúng tôi có trao đổi với anh Phạm Tín An Ninh và anh Nguyễn Văn Sanh:

“Từ trước đến nay tại Brisbane, chưa có lần nào phát hành sách mà số đồng hương và quan khách tham dự đông đảo như lần nầy, và chúng tôi thay mặt bán tuần báo Việt Luận chúc mừng anh cùng ban tổ chức, và cũng xin được trao đổi quý anh: Tất cả những nơi phát hành tập truyện thì tác giả và ban tổ chức trao số tiền phát hành sách cho Hội Thương Phế Binh, hôm nay là buổi phát hành cuối cùng tại Úc Châu, mà số tiền thu được không trao Hội Thương Phế Binh(HTPB) mà trao cho Nhóm Xe Lăn/QLD?”

Anh Ninh và anh Sanh cùng chia xẻ: “Đúng là tâm nguyện của chúng tôi, khi phát hành tập truyện, sau khi trừ tiền in ấn, còn lại chúng tôi trao tại chỗ cho các Hội TPB, gởi về giúp đỡ TPB, cô nhi, quả phụ quê nhà để xoa dịu phần nào nổi thống khổ của họ đã và đang chịu đựng, nhưng tại Queensland không có Hội TPB, qua báo chí, chúng tôi  biết NXL hằng năm gởi 2 lần gạo về giúp cho khoản 400 anh em TPB quê nhà, chúng tôi thấy NXL cùng mục đích của chúng tôi, nên chúng tôi kết hợp cùng nhau gây quỷ để gởi gạo Tết về cho anh em TPB. Và cũng đặc biệt phát hành lần nầy chúng tôi không trừ chi phí in ấn, mà chúng tôi trao hết cho NXL, và chúng tôi xin nhận lại $2,000 để trao cho ủy ban chuyên lo đưa hài cốt của những anh em đã nằm xuống trong các trại tù CSVN dọc theo Hoàng Liên Sơn, ủy ban đó sẽ cùng những quả phụ thân nhân của họ đưa hài cốt về quê nhà an táng.”

Nhật Hạ (Tuần Báo Việt Luận – Úc Châu)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *